hotline Hotline: 0977 096 677

Ghi nhớ quan trọng trong 40 tuần thai kỳ mẹ bầu không thể bỏ qua

Để chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của con, mẹ bầu đừng quên danh sách những việc cần làm và chuẩn bị dưới đây nhé!

40 tuần từ khi mang thai cho đến khi em bé chào đời là khoảng thời gian vất vả nhưng đầy ngọt ngào. Vì thế, mẹ bầu hãy tham khảo 40 lời nhắc hữu ích dưới đây để có thể đón con chào đời một cách thuận lợi và hoàn hảo.

Tuần 1: Nếu bạn chưa chuẩn bị đầy đủ, hãy bắt đầu bằng việc bổ sung axit folic hàng ngày (bổ sung ngay 600 microgram khi biết mình mang bầu).

Tuần 2: Bạn nên bắt đầu với chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất dành cho bà bầu.

Tuần 3: Nếu có nguy cơ sinh con bị dị tật do yếu tố di truyền, hãy đến gặp bác sỹ tư vấn ngay.

Tuần 4: Đây là thời điểm dụng cụ thử thai cho kết quả chính xác nhất. Bạn nên mua vài chiếc áo chíp lớn hơn. Một số bà bầu gặp hiện tượng ngực nở nhanh chỉ trong vài tuần đầu.

Thử thai ở tuần thứ 4 cho kết quả chính xác nhất.

Tuần 5: Gọi cho bác sỹ và sắp xếp một cuộc hẹn khám thai. Một vài bác sỹ sẽ bắt đầu gặp bạn từ tuần thứ 8.

Tuần 6: Một số mẹ sẽ thông báo tin vui cho người thân, bạn bè, một số sẽ đợi đến khi qua giai đoạn có nguy cơ xảy thai cao nhất ở tuần thứ 14. 

Tuần 7: Trước khi giai đoạn đầu tiên của thai kỳ trôi qua, bạn nên gặp bộ phận nhân sự của công ty để thông báo và tìm hiểu về các chế độ hưởng thai sản.

Tuần 8: Phần lớn bác sỹ sản khoa sẽ cho bạn siêu âm để xác nhận mang bầu và thông báo trong trường hợp bạn chưa biết.

Tuần 9: Bạn nên bắt đầu đăng ký các lớp học tiền sản, nên đăng ký sớm vì các lớp này thường rất nhanh hết chỗ.

Tuần 10: Tìm hiểu thông tin về lớp học về cho con bú bằng sữa mẹ, chăm sóc trẻ sơ sinh và bệnh viện dự kiến sinh. Nếu cần thiết bạn nên tham gia lớp học về nuôi dạy trẻ khi chúng có thêm em.

Tuần 11: Làm xét nghiệm sinh thiết nhau thai để kiểm tra nguy cơ trẻ mắc bệnh Down, thường từ tuần 10 đến 12 của thai kỳ.

Tuần 12: Xét nghiệm độ mờ da gáy có thể thực hiện từ tuần 11 đến 13 để tầm soát hội chứng Down và các bất thường ở nhiễm sắc thể.

Tuần 13: Bạn đã bước vào giai đoạn 2 của thai kỳ, hãy bắt đầu với một nguồn năng lượng mới và tâm trạng vui vẻ. Đã đến lúc nghĩ đến việc sắp xếp lại nhà cửa để chào đón em bé (có nên chuẩn bị phòng sơ sinh, nếu bé ở cùng bố mẹ thì có cần cải tạo phòng?...)

Tuần 14: Thử tham gia một lớp học yoga cho bà bầu. Yoga không chỉ giúp thai nhi khỏe mạnh hơn mà còn giúp mẹ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm và giảm bớt các cơn đau lưng, giãn cơ…trong thai kỳ. Ngoài ra mẹ cũng nên bắt đầu mua quần áo bầu cho mình.

Tập yoga giúp mẹ và bé khỏe mạnh hơn.

Tuần 15: Hỏi bác sỹ về các kiểm tra đánh dấu phát hiện nhiễm sắc thể bất thường, dị tật ống thần kinh và một số khuyết tật khác, thường được thực hiện từ tuần 15 đến 20.

Tuần 16: Mẹ nên bắt đầu cân nhắc về phương pháp sinh nở: sinh tự nhiên, sinh mổ, sinh dưới nước…và tốt nhất bạn nên lập một kế hoạch dự trù trước các phương án.

Tuần 17: Thông báo cho công ty hoặc cơ quan về việc bạn có em bé và lên kế hoạch nghỉ sinh để sắp xếp bàn giao công việc hợp lý.

Tuần 18: Từ tuần 14 đến 20, nếu bạn ngoài 35 có thể bác sỹ sẽ cần làm xét nghiệm chọc nước ối để sàng lọc nhiễm sắc thể, rối loạn di truyền trong đó có hội chứng Down và bệnh nứt cột sống.

Tuần 19: Quyết định xem bạn có muốn biết trước giới tính của em bé không. Kết quả có thể biết chi tiết từ tuần 16 đến 20.

Tuần 20: Nửa chặng đường đã trôi quan, giờ là thời điểm xem xét thông tin và cân nhắc bệnh viên nơi bé sẽ chào đời.

Tuần 21: Mặc dù vẫn còn khá lâu mới đến ngày dự sinh, nhưng bạn nên bắt đầu tìm hiểu ngay về việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Khi em bé ra đời, các mẹ sẽ không có thời gian cho việc này.

Tuần 22: Cân nhắc ai sẽ giúp đỡ bạn trong thời gian sinh con ở bệnh viện và thảo luận với các thành viên gia đình.

Tuần 23: Đăng ký lớp học chăm sóc trẻ sơ sinh. Chọn chương trình mà bạn có thể hoàn thành vào tuần 36 hoặc 37 của thai kỳ.

Tuần 24: Bạn nên bắt đầu với việc trang trí phòng em bé và mua đồ đạc cần thiết  từ bây giờ.

Tuần 25: Nếu bạn muốn một kỳ nghỉ ngắn trước khi sinh, đây là thời điểm lý tưởng.

Tuần 26: Bạn nên kiểm tra tiểu đường thai kỳ từ tuần 26 đến 28.

Tuần 27: Nếu bạn cần bảo mẫu trông bé sau sinh nên tìm kiếm càng sớm càng tốt ngay từ bây giờ.

Tuần 28: Từ thời điểm này bác sỹ sẽ hẹn gặp bạn thường xuyên từ 2-3 tuần một lần. Bạn cũng nên tìm hiểu thông tin về các chính sách bảo hiểm.

Tuần 29: Mua những vật dụng cần thiết (áo chíp cho con bú, một vài bộ quần áo thuận tiện cho bạn sau sinh, quần áo em bé, ghế ngồi xe hơi cho trẻ sơ sinh, tã giấy, khăn ướt…). Nếu bạn mượn hoặc xin được quần áo, đồ dùng từ người thân, bạn bè nên kiểm tra xem cần bổ sung gì thêm.

Mẹ nhớ chuẩn bị sẵn đồ dùng cho bé nhé!

Tuần 30: Tham dự lớp học chăm sóc trẻ sơ sinh. Lớp học nên kết thúc vào khoảng tuần 36. Nếu bạn có bảo hiểm ở công ty, cơ quan hoặc bảo hiểm cá nhân cần thông báo cho người phụ trách thời gian dự sinh để họ chuẩn bị thủ tục cần thiết.


Tham dự lớp học chăm sóc trẻ sơ sinh để không bị bỡ ngỡ khi bé chào đời.

Tuần 31: Gặp gỡ và quyết định bảo mẫu sẽ giúp bạn chăm bé sau sinh.

Tuần 32: Bắt đầu lên danh sách y tá hoặc hộ sinh giúp tắm cho bé thời gian đầu sau sinh.

Tuần 33: Quyết định y tá hoặc hộ sinh giúp bạn khi đã về nhà và tìm chuyên gia về cho con bú nếu bạn thấy cần thiết.  Xác định các thành viên gia đình và bạn bè có thể giúp đỡ, hỗ trợ bạn chăm con.

Tuần 34: Giặt, gấp xếp quần áo và lau dọn đồ dùng cần thiết. Đặt sẵn ghế em bé trên ô tô.

Tuần 35: Chuẩn bị và dự trù trước thức ăn bạn sẽ dùng ở nhà sau sinh. Lắp đặt các thiết bị bảo đảm an toàn trong nhà: bọc các cạnh sắc nhọn, báo động nhiệt, báo động khí các-bon…

Tuần 36: Chọn bác sỹ nha khoa cho con, có thể bé sẽ cần gặp nha sỹ nhiều lần sau khi chào đời. Nếu bạn sinh bé trai, nên cân nhắc quyết định  về việc cắt bao quy đầu khi mới sinh không. Bạn cũng có thể tìm hiểu về dịch vụ ngân hàng cuống rốn phòng trường hợp sẽ cần sau này.

Tuần 37: Đóng gói sẵn đồ đạc cần dùng khi ở viện vì đôi khi bé chào đời sớm hơn dự kiến. Lịch gặp bác sỹ là 2 tuần một lần từ tuần 36 và 1 tuần một lần từ tuần 38. Các mẹ cần làm kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B, trong vài trường hợp nó có thể gây ảnh hưởng không tốt tới bé. Nếu bạn bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B bác sỹ sẽ tiêm kháng sinh cho mẹ từ khi vỡ ối để bảo vệ con.

Tuần 38: Nếu bạn quyết định nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tìm hiểu về cách cho con bú, cách tăng chất lượng sữa và các thông tin liên quan.

Tuần 39: Nhiều mẹ bầu sẽ nghỉ khoảng 2 tuần trước khi sinh. Nếu bạn muốn làm việc đến cận ngày dự sinh, hãy thông báo cho đồng nghiệp để họ chuẩn bị và hỗ trợ kịp thời. Trường hợp, do yêu cầu công việc phải đi làm sau sinh và vẫn muốn cho con bú sữa mẹ, bạn nên tìm biện pháp lấy và lưu trữ sữa phù hợp.

Tuần 40: Hãy tận hưởng nốt cảm giác bé di chuyển và vận động trong cơ thể bạn những ngày cuối cùng. Bạn sẽ không muốn bỏ lỡ cảm giác này đâu.

Theo afamily.vn

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư