Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở… Nhận biết dấu hiệu nào thì có thể nguy hiểm đến mẹ và bé cần phải đi khám là vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây cung cấp những kiến thức về những bệnh lý thường mắc khi mang thai.
Buồn nôn, nôn: Buồn nôn và nôn khi mang thai ảnh hưởng tới 90% phụ nữ. Các triệu chứng thường nặng hơn vào buổi sáng, chiều tối. Buồn nôn và nôn thường bắt đầu khoảng tuần thai thứ 8 hoặc thứ 9 và giảm dần sau 12-14 tuần. Tuy nhiên, trong 10% thai phụ, triệu chứng có thể tiếp tục sau 20 tuần và thậm chí cho đến khi sinh. Để khắc phục, thai phụ hãy thay đổi cách nấu nướng, tránh những thức ăn hoặc mùi làm bạn khó chịu. Bạn đừng để mình đói, cũng đừng ăn quá no. Nếu hay nôn vào buổi sáng, khi thức giấc bạn đừng vội trở dậy. Hãy nằm nghỉ ngơi trên giường, ăn nhẹ và tránh lo lắng. Đối với trường hợp nôn nghén nhiều, kéo dài khiến giảm cân so với trước khi mang thai, mất nước và mất cân bằng điện giải và thường đòi hỏi phải nhập viện để bù nước đường tĩnh mạch.
Khó ngủ: Khó ngủ, mất ngủ là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là những người đang ở vào giai đoạn cuối thai kỳ. Khó ngủ, mất ngủ không gây nguy hiểm cho mẹ và sự phát triển của thai nhi nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm cho các thai phụ cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu. Để khắc phục tình trạng trên thai phụ nên tập thể dục, hoạt động nhiều vào ban ngày, buổi tối nên để cho tâm trí được nghỉ ngơi, đừng lo lắng. Phòng ngủ thoáng khí giúp bạn dễ ngủ hơn. Hãy chọn tư thế ngủ phù hợp. Nếu mệt mỏi mà không ngủ được, bạn hãy nằm thư giãn.
Tiết dịch âm đạo nhiều: Khi mang thai, do ảnh hưởng của nội tiết tố tăng tiết, dịch âm đạo sẽ nhiều hơn khi không có thai. Giữ vùng sinh dục khô ráo, nên mặc quần áo lót bằng vải bông, mặc quần rộng cho thoáng khí. Nếu âm đạo tiết dịch nhiều, bạn hãy lót vải thấm hoặc băng vệ sinh mỏng. Sau khi đi vệ sinh, lau rửa từ phía trước ra phía sau. Nếu dịch âm đạo hôi, có màu vàng, hồng, nâu, bạn nên đi khám để được điều trị ngay.
Khó tiêu, đầy hơi: Do khi mang thai hormon đặc biệt là progesterone - một loại hormon giúp cơ thể thư giãn - góp phần làm quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Hormon progesteron tăng cũng làm giảm sự vận động của các van nối thực quản với dạ dày làm cho thức ăn và axit dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác khó chịu: ợ hơi, cháy họng, trào ngược…
Hơn thế nữa việc có ít không gian trong bụng cũng như sự phát triển của thai nhi có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì vậy, thai phụ nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, tránh chất cay, đồ hộp, rượu, thức uống có gas, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ. Sau khi ăn đừng nằm xuống ngay. Nên vận động nhẹ nhàng. Khi ngủ, hãy lấy gối kê cao đầu và ngực.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.