Khi mang thai, xét nghiệm máu có ý nghĩa rất quan trọng giúp bác sĩ và thai phụ biết được những trục trặc sức khỏe có thể xuất hiện trong thai kỳ. Dưới đây là những thông tin về xét nghiệm máu khi mang thai của Bệnh viện Từ Dũ, bà con cần tham khảo và nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm này.
Một số xét nghiệm cần thiết khi mang thai bao gồm: nhóm máu, yếu tố Rh (Rh- hay Rh+), huyết đồ (kiểm tra về bệnh thiếu máu, bệnh thalassaemia…), rubella viut, CMV (Cytomegalo virus ), giang mai, viêm gan B, HIV.
Phụ nữ mang thai nên khám định kỳ và làm các xét nghiệm máu tại cơ sở y tế chuyên khoa
Những xét nghiệm trên là không bắt buộc, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn ý nghĩa từng xét nghiệm và thực hiện xét nghiệm khi bạn đồng ý. Nếu lo ngại, bạn có thể đề nghị được xét nghiệm viêm gan C và chứng bệnh toxoplasmosis. Trong quý I, bạn có thể được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai như hội chứng Down.
Nhóm máu: Thai phụ cần phải được kiểm tra nhóm máu, phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai và sinh nở. Nhóm máu O là phổ biến nhất, nhóm máu A, B và AB ít phổ biến hơn.
Yếu tố Rh: Bác sĩ cần biết liệu bạn có âm tính hay dương tính với Rh. Nếu bạn âm tính với Rh (Rh-), còn chồng bạn dương tính với Rh (Rh+) thì thai nhi có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể, phá hủy hồng cầu ở thai nhi.
Hàm lượng sắt: Cơ thể mẹ cần sắt để sản xuất heamoglobin, giúp mang ôxy vào hồng cầu. Xét nghiệm máu cho biết hàm lượng heamoglobin là thấp - một dấu hiệu thiếu máu. Nếu thiếu máu, bác sĩ sẽ tư vấn chế dộ dinh dưỡng và uống bổ sung sắt. Mức heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28 nhưng nếu bạn thấy mệt mỏi ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, bạn nên đề nghị được kiểm tra máu sớm hơn dự kiến.
Hồng cầu bất thường: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra bệnh tế bào hình liềm hoặc bệnh thalassaemia. Rối loạn tế bào máu có thể làm bạn bị thiếu máu truyền vào cho bào thai. Hãy trao đổi với bác sĩ để xem liệu bạn có cần xét nghiệm máu cho mục đích này hay không.
Viêm gan B: Thai phụ có thể mang virut viêm gan B mà không biết, vì thế xét nghiệm máu là cách phổ biến để kiểm tra viêm gan B. Nếu bạn truyền bệnh cho con (trước hoặc sau khi bé chào đời) thì gan của bé cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bé nhiễm virut viêm gan B từ mẹ phải được tiêm phòng càng sớm càng tốt ngay sau khi chào đời
Giang mai: Xoắn khuẩn giang mai có thể nhiễm vào thai nhi khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ. Bệnh có thể làm ngưng sự phát triển của thai nhi, làm sinh non và thai chết sau khi sinh, khi sinh trẻ bình thường sẽ có phát triển giang mai bẩm sinh và có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực...
HIV: Phụ nữ nên làm xét nghiệm tìm kháng thể HIV trước khi quyết định có thai. Trong trường hợp mang thai xét nghiệm phát hiện có HIV, thai phụ sẽ được bác sĩ tư vấn chăm sóc và điều trị dự phòng đúng cách.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.