Theo ThS.BS. Nguyễn Kiên Cường khoảng một nửa những người phụ nữ mang thai có triệu chứng đau lưng, nguyên nhân do tăng trọng lượng cơ thể trong thời kỳ mang thai khiến cho cột sống chịu sức tải nặng hơn.
Chị gái chị Nguyễn Diệu Linh hiện đang trong thời kỳ mang thai, thường xuyên bị đau thắt lưng và khó ngủ, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Sau khi chia sẻ những lo lắng trên với Sức khoẻ và Đời sống, chị đã được ThS.BS. Nguyễn Kiên Cường tư vấn một số nguyên tắc giúp giảm thiểu tình trạng đau lưng và mất ngủ. Theo ThS.BS. Nguyễn Kiên Cường "khoảng một nửa những người phụ nữ mang thai có triệu chứng đau lưng, nguyên nhân do tăng trọng lượng cơ thể trong thời kỳ mang thai khiến cho cột sống chịu sức tải nặng hơn". Ngoài ra, khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có một số thay đổi về nội tiết, tâm lý nên dễ trở nên lo lắng, mất ngủ, ốm nghén...
Áp dụng một số nguyên tắc sau có thể giúp cho phụ nữ mang thai tránh được tình trạng đau lưng và mất ngủ.
1. Nên mang giày bệt để giảm tải trọng lượng cho cột sống, vì khi mang thai cột sống phải chịu sức nặng của cơ thể mẹ (do tăng cân) cùng với sự phát triển của thai nhi. Việc đi giày không phù hợp với sinh lý cột sống sẽ chỉ làm cho tình trạng đau lưng thêm nặng nề.
2. Không mang vật nặng bởi bụng bầu càng lớn thì áp lực lên vùng lưng dưới của bạn càng nặng nề nên bạn sẽ dễ bị chấn thương và tăng nguy cơ sảy thai nếu mang vác nặng.
3. Khi ngồi lâu nên có gối lõm có đệm sau lưng, hoặc ngồi ghế cần có tựa lưng để hạn chế sự căng các cơ cột sống. Khi đứng lên: dùng 2 tay đặt lên đùi, chân vuông góc với mặt sàn, sau đó dùng lực tay từ từ nâng cơ thể lên trong khi vẫn giữ lưng thẳng. Lưu ý: mẹ không nên đứng dậy quá nhanh sẽ gây chóng mặt và đau lưng.
4. Không sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê vào buổi tối.
Chất caffein có trong chè, cà phê đã được chứng minh là có tác động xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy trong thời gian mang thai, chị em bầu nên hạn chế tối đa những loại đồ uống này.
5. Nên tập thói quen đi ngủ đúng giờ, tránh thức quá khuya. Nếu thức khuya hoặc thiếu ngủ nhiều sẽ tác động xấu đến tâm sinh lý của cả mẹ và con, không có lợi cho sự phát triển sau này của trẻ.
6.Tránh stress bởi nếu bà mẹ bị stress thì sau khi sinh ra trẻ sẽ có tỉ lệ bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi. Cần giữ cho tâm hồn thư thái, tạo tinh thần sảng khoái cho mẹ và cho thai nhi
7. Trước khi ngủ có thể ngâm mình hoặc ngâm chân trong nước nóng 15 phút có tác dụng tốt cho cơ xương khớp, bao gồm cả xơ cơ, viêm khớp, có thể làm giảm sưng, viêm và tăng cường lưu thông máu.
8.Chỉ nên ăn nhẹ vào buổi tối, tránh ăn tối quá no, có thể sử dụng một số loại trà thảo dược có tác dụng an thần như tâm sen giúp cho bà bầu có giấc ngủ tốt hơn.
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.