Viêm âm đạo (VAĐ) là một bệnh lý phổ biến thường gặp nhất trong các bệnh lý phụ khoa, trong đó có rất nhiều nhóm nguyên nhân gây ra VAĐ, có thể do vi trùng, do nấm, do ký sinh trùng... Hiện nay VAĐ còn do nguyên nhân thiếu nội tiết cũng thường gặp trên lâm sàng.
Bệnh lý này gặp ở nữ phụ nữ có phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng, có điều trị xạ trị hay điều trị hóa chất và ở những phụ nữ trong tuổi mãn kinh.
VAĐ do thiếu nội tiết xảy ra như thế nào?
Niêm mạc âm đạo có nhiều nếp gấp ngang, chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố nữ và thường hơi ẩm do các chất dịch tiết ra từ các tuyến như tế bào biểu mô tuyến ở âm đạo, tuyến Bartholin, tuyến Skene và dịch nhầy từ cổ tử cung, tạo nên chất dịch nhầy định vị trong âm đạo. Dịch tiết âm đạo bình thường có màu trắng đục, mịn như bông và tập trung ở túi cùng sau. Vi trùng thường trú trong âm đạo phần lớn các vi trùng ái khí, chủ yếu là các lactobacilli có khả năng chuyển hóa glycogen trong tế bào thành acid lactic giữ cho pH âm đạo ở mức < 4,5. Khi cơ thể thiếu nội tiết tố nữ các tuyến và cấu trúc của thành âm đạo không phát triển do đó chất dịch âm đạo không xuất hiện. Chính điều này làm rối loạn môi trường âm đạo, cũng như thành âm đạo không được bảo vệ. Đây là mấu chốt làm cho âm đạo bị tổn thương biểu hiện sự viêm do thiếu hụt nội tiết tố nữ bao gồm chất thiếu chất là estrogen và progesterone.
Ảnh minh họa
Cách xác định VAĐ do thiếu nội tiết
Các triệu chứng thường là viêm không đặc hiệu, huyết trắng ít, có thể thấy có mủ hôi, đôi khi lẫn máu, cảm giác của người bệnh đau trằn bụng dưới, nóng rát âm hộ, âm đạo. Có thể đi kèm về rối loạn đường tiểu như tiểu lắt nhắt, tiểu buốt. Khi thăm khám bằng tay hay đặt mỏ vịt vào âm đạo người bệnh, than đau nhiều, kiểm tra thấy niêm mạc thành âm đạo nhợt nhạt, có thể có những chấm xuất huyết đỏ.
Lấy huyết trắng để soi tươi, kết quả thấy tế bào trung gian, không thấy tế bào bề mặt, có thể có vi trùng hay vùng xuất huyết.
Những ảnh hưởng
Bình thường âm đạo chịu sự ảnh hưởng và chi phối của nội tiết tố sinh dục nữ, giúp cho vai trò của âm đạo duy trì tính sinh lý của cơ quan này trong quá trình bảo đảm chức năng tình dục và khả năng tránh được nhiễm trùng.
Một khi nội tiết tố sinh dục nữ bị thiếu hụt hay mất đi, chức năng của âm đạo bị ảnh hưởng rất nhiều. Người bệnh không còn cảm giác hứng thú trong sinh hoạt “vợ chồng”, cảm giác khó chịu thường xuyên xảy ra, một khi vệ sinh không tốt hay có các bệnh lý đi kèm làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm thì nguy cơ nhiễm trùng luôn luôn rình rập.
Cách điều trị VAĐ do thiếu nội tiết
Điều trị chủ yếu là tại chỗ, sử dụng dưới dạng kem thoa vào thành âm đạo hay viên nang đặt vào trong âm đạo, với thời gian điều trị 15 - 20 ngày. Thuốc thường được dùng là một trong các loại thuốc sau đây: thuốc dạng kem thoa, như cream estrogen, cream promestriene, thuốc dạng kem có thể thoa vào âm đạo ngày 1 lần. Thuốc dạng viên nang đặt trong âm đạo như Estriol 0,5mg, Promestriene 10mg, dùng 1 viên ngày, nên đặt vào lúc tối trước khi đi ngủ.
Khi có bội nhiễm đi kèm hay có nhiễm trùng đường tiểu, phải kết hợp thuốc kháng sinh toàn thân như: Cephalexin, Ofloxacin, Doxycycilin. Thường dùng thêm các loại thuốc chống co thắt như Spasmaverin, NO-SPA, Spasless.
Ngoài ra, cần kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, chất đạm, chất béo, chất bột, chất xơ, vitamin và muối khoáng, tránh ăn kiêng hay ăn không đủ chất. Có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý và rèn luyện thân thể hàng ngày bằng các phương pháp tập thể dục...
Chế độ vệ sinh rất cần thiết, không nên lạm dụng thuốc rửa vệ sinh phụ nữ hàng ngày, chỉ cần sử dụng thuốc vệ sinh khi có nhiễm trùng, huyết trắng hôi, hay huyết trắng chuyển màu, không dùng liên tục hàng ngày vì trong thuốc rửa vệ sinh làm bào mòn niêm mạc thành âm đạo và làm mất cân đối môi trường âm đạo. Chỉ cần rửa nước sạch sau mỗi lần vệ sinh và thấm khô bằng khăn giấy là đủ.
Sau khi dùng thuốc dạng kem hay dạng viên đặt thường phải duy trì thường xuyên, có thể nghỉ 3 - 4 tuần rồi duy trì 2 tuần. Cần đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 3 tháng 1 lần; tái khám ngay khi có dấu hiệu lạ.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.