Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, phổ biến ở trẻ em. Sởi lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông - xuân. Đây là thời điểm độ ẩm không khí cao, vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển.
Bệnh sởi có tốc độ lan rất nhanh, khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là những trẻ có thể trạng yếu, trẻ sinh non, không được tiêm phòng vắcxin phòng ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.
Theo tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm tới nay đã có trên 200 trường hợp dương tính với sởi ở 24 tỉnh/thành phố, trong đó Hà Nội cũng có bệnh nhân đã tử vong do sởi. Thời điểm này đang là mùa đông - xuân, điều kiện thời tiết thuận lợi cho vi rút sởi lưu hành và gây bệnh. Theo kết quả giám sát của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sởi trong số các trường hợp có sốt phát ban nghi sởi là rất cao (trên 70%).
Hàng năm, trên toàn quốc ghi nhận các trường hợp mắc sởi ở trẻ dưới 9 tháng tuổi từ hàng chục đến hàng trăm ca. Năm 2009, số trẻ dưới 9 tháng tuổi chiếm 10,8% tổng số mắc. Từ năm 2013 đến nay, ca mắc sởi là trẻ dưới 9 tháng tuổi chiếm khoảng 8%.
Vì sao trẻ dưới 9 tháng tuổi bị mắc bệnh sởi
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, trẻ dưới 9 tháng tuổi là trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin sởi. Vì thông thường trẻ em dưới 9 tháng tuổi được bảo vệ bởi kháng thể của mẹ truyền sang. Trẻ có được phòng bệnh hay không phụ thuộc vào miễn dịch thụ động từ mẹ.
Trẻ ở trong giai đoạn này có thể bị nhiễm sởi do các lý do sau: Thứ nhất nếu bà mẹ của những trẻ này chưa có miễn dịch với sởi (chưa từng bị sởi hoặc được tiêm vắc xin sởi) thì trẻ sinh ra cũng không có miễn dịch phòng sởi. Thứ hai, nếu những bà mẹ này được tiêm một liều vắc xin sởi trong quá khứ nhưng cơ thể không có đủ đáp ứng hoặc đáp ứng yếu để tạo ra miễn dịch bảo vệ, do đó không có kháng thể truyền cho con hoặc lượng kháng thấp nên con không được bảo vệ. Thứ ba là mẹ có miễn dịch với sởi nhưng không cho con bú nên trẻ không được nhận đầy đủ miễn dịch từ mẹ. Thứ tư là vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch của bản thân đứa trẻ không có khả năng duy trì nồng độ kháng thể của mẹ truyền sang ở nồng độ cao trong thời gian dài.
Cũng theo ông Phu, hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng vẫn giữ nguyên lịch tiêm phòng sởi mũi 1 vào lúc 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vào lúc 18 tháng tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Nếu trẻ được tiêm 1 mũi thì khả năng miễn dịch sẽ đạt 80-85%, mũi 2 đạt 90-95%.
Tuy nhiên với tình hình dịch như như hiện nay Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương thống kê và thực hiện tiêm phòng sởi miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi.
Biện pháp phòng ngừa
Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Phó khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết, tất cả những trẻ đã quá lịch tiêm chủng, chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn. Đối với những trẻ dưới 9 tháng, cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với những người sốt phát ban nghi sởi để tránh lây lan, tăng cường dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
Bác sĩ Lâm cũng cho biết, nếu trẻ có biểu hiện sốt; phát ban dạng sởi, bắt đầu từ mặt sau đó lan dần xuống dưới chân, tay; kèm theo viếm kết mạc mắt; viêm long đường hô hấp thì cha mẹ nên nghĩ đến bệnh sởi. Khi đó không nhất phải đưa trẻ đến bệnh viện mà cách ly ở nhà; chăm sóc, dinh dưỡng thật tốt; hạ sốt, nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa. Nếu bé sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, có viêm phổi, suy hô hấp... thì nên đưa đến bệnh viện để tránh biến chứng; nếu cần dùng kháng sinh thì tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
Nguyên nhân gây bệnh là do virus, vì thế kháng sinh không thể trị bệnh mà được chỉ định khi có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó, theo ông Lâm, cũng không nên kiêng khem quá mức- không tắm rửa cho bé, không tự ý dùng thuốc đông y...
Sởi là bệnh lành tính, tùy từng bệnh nhân mà diễn biến nặng hay nhẹ. Trường hợp biến chứng viêm phổi nhẹ thì chỉ điều trị 3-5 ngày; trẻ bị viêm phổi nặng suy hô hấp thì có thể nằm viện 2 tuần.
Theo vnmedia
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.