Khoảng gần chín giờ sáng thứ bảy (10 tháng giêng năm 2009) vừa đặt chân vào phòng khách gia đình lương y Đào Kim Long (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội), gia chủ chưa kịp giới thiệu khách mới với chúng tôi – những người đến trước, người phụ nữ ấy đã hồn nhiên đặt lên bàn, ngay chỗ ông Long ngồi mấy tờ giấy – tập hồ sơ bệnh án vừa rút từ túi xách đeo bên vai giọng oang oang không khác gì tiếng chuông vỡ: “Thầy xem hộ, trường hợp cô em họ cháu có chữa được không?”.
Xuất hiện ngay sau người phụ nữ - anh Trần Văn Núi, bệnh nhân đã vài năm uống thuốc của lương y Đào Kim Long, người nhận ra tôi sau cuộc gặp tình cờ từ cuối tháng chín năm ngoái, điềm đạm thanh minh: “Các bác thông cảm, bà chị họ to xác nhà em tính tình vẫn bỗ bã như vậy. Chưa thấy người đã thấy ầm ĩ. Ở quê khối người cùng lứa chị đã lên ngôi bà, riêng chị vẫn bộc tệch, bộc toạc không khác gì con gái tuổi vị thành niên”.
- “Từ ngày chữa bệnh ở đây, tính cô ấy vẫn tự nhiên như thế” – như đồng tình với thân nhân người phụ nữ, lương y Đào Kim Long tiếp lời.
Tôi nhìn kỹ - người phụ nữ còn lâu mới đến tuổi hồi xuân có giọng nói vang hơn cả tiếng chuông đồng, cao chừng mét sáu mươi, vóc dáng đậm đà, nặng không dưới 60 kg, gương mặt hồng hào, mái tóc hạt na, óng mượt – có thể là bệnh nhân? Với phản xạ nghề nghiệp, tôi tò mò buột miệng:
- “Xin lỗi, chị bị bệnh gì?”.
- “Em bị u tuyến giáp”. Miệng trả lời chưa hết câu, đã thấy chị chà mấy ngón tay thon dài tựa ngọn măng sậy lên thành cổ mịn màng, ngay dưới chân hàm bên phải. “Các bác sĩ đã cắt bỏ hơn 5 năm trước, đầu năm ngoái lại tái phát”.
Chị là Trần Thị Sinh, sinh năm 1967, người huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ). Đang khoẻ mạnh bình thường, đầu năm 2004, vài tháng sau ngày sinh con thứ ba, bỗng nhiên chị thấy người uể oải, không làm việc gì quá sức, thỉnh thoảng tim vẫn đập thình thịch, như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, lắm hôm ngủ dậy mồ hôi vã ướt đầm cả gối. Mấy hôm sau chị có cảm giác như nghẹt cái gì trong cổ, ăn cơm khó nuốt. đi khám, bác sĩ khẳng định, không phải viêm họng. Kể chuyện với người nhà là bác sĩ Bệnh viện K, được lời khuyên, phải đi Hà Nội khám ngay.
Tại Bệnh viện, sau khi thăm khám, làm xét nghiệm siêu âm, sinh thiết… bác sĩ kết luận: U tuyến giáp; phương án giải quyết: Phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tuy không có kiến thức gì về bệnh học, song chị suýt nhảy cẫng lên sung sướng khi nghe vị bác sĩ già là người nhà đọc bệnh án thông báo, chị chỉ bị “u lành”, không phải u “ác tính”.
U lành chắc chắn dễ chữa trị hơn, cuộc sống chỉ bị ảnh hưởng chút ít; “u ác” đồng nghĩa với gian nan, tốn kém tiền bạc, sức lực và cái chết. Tuy nhiên – cũng theo lời giải thích của bác sĩ – vì khối u đã to, lại nằm ở vị trí gần động mạch cảnh, nếu không giải quyết ngay, sợ nó chèn ép, gây thiếu máu cung cấp cho não sẽ rất nguy hiểm, vì thế phải phẫu thuật cắt bỏ, càng sớm càng tốt.
Không cần tham khảo ý kiến người thân (như yêu cầu của bác sĩ điều trị) chị vui vẻ đề nghị các bác sĩ nhanh chóng giải quyết theo phương án chỉ định. Chị càng yên tâm hơn, khi biết, cái u lành của mình chỉ có “một nhân” (bởi chị nghĩ, “một nhân” – giống như cây một rễ - chắc hẳn dễ nhổ bỏ hơn cây rễ chùm, nhiều rễ).
Phẫu thuật xong, chị thấy người nhẹ nhõm hẳn. Ăn ngon, ngủ kỹ. Sức khoẻ phục hồi nhanh chóng. Mọi triệu chứng khó chịu cũng tan biến.
Bốn năm suôn sẻ trôi qua. Đến đầu năm 2008 đột nhiên tai vạ lại ập đến. Sáng hôm ấy ngủ dậy, chị thấy cái cổ cứng đơ. Nghĩ bị gió độc đầu mùa xuân, chị sai con lấy hộp dầu cù là xoa bóp. Sau chừng 15 – 20 phút đã có thể ngúc ngoắc quay cổ, song cảm giác đau nhức vẫn không thuyên giảm. Những ngày tiếp theo ngoài nhức đầu, nhưng triệu chứng bất thường y hệt hồi trước phẫu thuật cắt khối u tuyến giáp xuất hiện lại (người mệt mỏi, tim đập nhanh, đổ mồ hôi trộm…). Chẳng lẽ con bệnh cũ tái phát? Chị không tin, bởi ai cũng biết – chỉ u ác tính mới di căn, trong khi bản thân chỉ bị u lành…
Đến hôm gần vết mổ cũ nhú lên “cái hạch” gần bằng đầu ngón tay út, chị buộc phải về Hà Nội, đến bệnh viện xin khám lại. Khác hẳn tâm trạng khoai khoái thoải mái lần đầu thăm khám hơn bốn năm trước – lần này chị thấy đầu óc choáng váng, trời đất tối sầm, phải cố vịn tay vào mép bàn để tránh gục ngã – khi nghe kết luận chuẩn đoán của bác sĩ: “Chị đã bị di căn”.
Vẫn biết, u tuyến giáp di căn là chứng bệnh ít nguy hiểm nhưng trong các bệnh ung thư di căn, song người khoẻ mạnh hoàn toàn cũng có thể mất mạng chỉ vì một cơn gió độc, huống hồ u tuyến giáp di căn… Chị thấy số mình thật đen đủi.
Tồi tệ hơn – theo lời bác sĩ – vì chúng phát triển thành nhiều “hạt”, kích thước nhỏ, nằm rải rác ở nhiều vị trí khác nhau, nên giải pháp thích hợp trước mắt chỉ có thể uống biệt dược để làm chúng “tiêu” dần. Bác sĩ kê đơn với cơ số thuốc uống thời gian 10 ngày, sau đó khám lại (có thể phải điều chỉnh thuốc). Uống hết ba đợt theo đơn bác sĩ Bệnh viện quen không đỡ, trong tâm trạng vừa hoang mang, vừa lo sợ - nghe người nhà mách bảo, chị chuyển sang Bệnh viện khác, rồi đến cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nổi tiếng ở đường Điện Biên Phủ - tổng cộng thêm 60 ngày. Thân thể ngày càng rã rời, đến uống ngụm nước cũng khó nuốt. Đau cổ, nhức đầu… mất ngủ.
2. Gặp thầy, hợp thuốc
U lành tuyến giáp đã phẫu thuật bị di căn điều trị đặc biệt được ba tháng không kết quả - “những ngày đen tối còn lại của cuộc đời” đã cầm chắc, nếu 60 – 70 tuổi, chị đã tặc lưỡi “cho qua”, đàng này tuổi mới 41, con lớn nhất mới 18 tuổi vẫn còn non dại, chồng chưa đến tuổi 50, lực lưỡng, tháo vát, đẹp trai… nên chị càng thấy tiếc nuối. Nặng tâm trạng chán chường, đầu tháng 7-2008, chị lang thang đến từng gia đình họ mạc với ý định (giữ kín không nói cho ai)… chia tay mọi người. Không ngờ cuộc đời chị lại rẽ sang bước ngoặt đầy hứa hẹn khi gặp chs em họ Trần Văn Núi. Sống cùng xã, song phần ai cũng quanh năm lo làm ăn, phần vì họ hàng xa, thêm nữa – là chị nhưng lại thuốc thế hệ khác, kém em hơn một giáp, nên chị - em chẳng mấy khi gặp nhau, giãi bày tâm sự.
Nghe xong chuyện của chị, Núi cười vang cả nhà:
- "Vô tư mà sống, bà chị! Theo lý thuyết bệnh lý ung thư của thầy Long (lương y Đào Kim Long – VT) bà chị mới đi độ ba. Em xấu hơn bà chị một bậc, sắp đến tuổi nghỉ hưu, vẫn khoẻ mạnh thế này… Em có thể lấy xe máy đưa bà chị xuống Hà Nội, gặp thầy Long ngay bây giờ!".
Câu chuyện của anh Núi còn dài dòng, lắm chi tiết ly kỳ hơn chuyện “u lành di căn” của chị Sinh. Đầu năm 2004 thỉnh thoảng anh thấy bụng đau âm ỉ, đại tiện “có vấn đề”. Nghĩ mấy ngày Tết ăn uống vô tội vạ, thịt rượu quá nhiều nên bị rối loạn tiêu hoá, anh uống thuốc sunfaganin, sau đó là bécberin và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý. Bụng dạ ổn dần, nhưng chỉ được vài ba tuần, chứng bệnh lại xuất hiện. Gần hết năm, đến lúc đại tiện ra máu, nhưng không bị lòi dom, anh nghĩ mình bị trĩ nội. Tự mua thuốc Tây, thuốc Nam, cả tháng ăn rau diếp cá, rồi canh cá diếc – cũng vô hiệu.
Đi bệnh viện huyện khám, bác sĩ chẩn đoán: Viêm trực tràng. Uống thuốc theo đơn bác sĩ không đỡ, tình trạng đau bụng – rối loạn tiêu hoá càng trầm trọng. Sang bệnh viện Sơn Tây, bác sĩ nghi bị ung thư đại tràng, khuyên về Hà Nộ khám cho chắc chắn. Kết luận của bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức khẳng định nghi ngờ của bác sĩ Bệnh viện Sơn Tây là chính xác, chưa tin hẳn, anh đi tiếp Bệnh viện K. Cũng chẩn đoán y hệt!
Cầm chắc ung thư đại tràng, nhiều người khuyên anh nên xin vào Bệnh viện K “đầu ngành, đúng tuyến” điều trị cho yên tâm, nhưng anh quay lại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức vì tiện có người quen. Cuối tháng giêng 2005, đúng dịp cuối năm cũ kề năm mới, các bác sĩ bệnh viện Việt – Đức đã thực hiện thành công ca phẫu thuật, cắt gần nửa mét ruột bị bệnh, để anh kịp về nhà ăn Tết vui vẻ với gia đình. Sau Tết, theo phác đồ điều trị - thỉnh thoảng anh lại về Hà Nội để tiếp tục điều trị hoá chất.
Anh kể, ngay lần đầu tiên về Hà Nội truyền thuốc, anh đã đủ sức tự mình đi xe máy (vượt chặng đường trên 80km), bất kể trời nắng hay trời mưa. Tháng sáu kết thúc liệu trình hoá trị, qua báo chí, với hy vọng củng cố cơ thể sau phẫu thuật và hoá trị, ngay đầu tháng bảy anh tìm đến lương y Đào Kim Long để uống thuốc dân tộc cổ truyền.
Sau khi bắt mạch, nghe kể bệnh tình và xem hồ sơ bệnh án của anh Núi, ông Long chậm rãi bảo rằng, quyết định của anh là đúng đắn. Bởi đã bị ung thư, dù có áp dụng tất cả các giải pháp hiện có của y học hiện đại (phẫu thuật, hoá trị và xạ trị) vẫn không loại trừ được hoàn toàn nguy cơ di căn. Vì thế cần phải liên tục bồi bổ sức khoẻ. Và cả khi đã uống thuốc dân tộc cổ truyền, con bệnh vẫn có thể tái phát. Thực tế ông Long đã và đang giải quyết không ít trường hợp như thế. Vấn đề của người không may mắc bệnh là phải xác định tinh thần kiên trì chiến đấu, cho đến khi cơ thể khắc phục được tình trạng rối loạn chuyển hoá protein.
Đúng như lời ông Long, từ ngày uống thuốc của ông, da dẻ anh Núi hồng hào, người khoẻ hơn, nhưng đến tháng 3-2008 (tức hơn ba năm sau thời gian phẫu thuật), trên cổ anh (chỗ dưới “quả táo Adam”) bỗng nhiên nhô lên “cái bướu” cỡ quả nhãn. Đi bệnh viện khám, làm xét nghiệm, bác sĩ kết luận: Ung thư đại tràng di căn lên tuyến giáp”.
Đã cố trấn tĩnh, song tay anh Núi vẫn run như điện giật, lúc đưa cho ông Long xem phiếu kết quả xét nghiệm bệnh tình của mình. Trái với tâm trạng u buồn của bệnh nhân, ông Long điềm tĩnh an ủi:
- "Trường hợp của anh không có gì phải lo. Anh Vũ Văn Nghi ở thành phố Hồ Chí Minh ung thư phổi đã phẫu thuật và xạ trị bị di căn cả chục khối u lên cổ, lên đầu, đã hơn hai năm vẫn sống khoẻ; anh có mỗi một cục ở cổ - chuyện vặt!".
Nói rồi, ngoài thuốc anh vẫn uống, ông Long khuyên nên dùng thêm linh đan Thiềm ô châu (bột cóc tán nhỏ sau khi đã đốt thành than – sản phẩm bí truyền) – mỗi ngày uống hai gói (mỗi gói 2,5g). Từ ngày uống linh đan Thiềm ô châu, anh Núi ăn thấy ngon miệng hơn, ngủ đẫy giấc hơn. Sau khoảng ba tháng uống linh đan Thiềm ô châu, “cái nhọt” ở cổ biến mất hẳn.
Thế nên hôm gặp chị Sinh, không phải giải thích dài dòng, nhìn cái cổ nhẵn thín của chú em, chị tin luôn và ngay Chủ nhật tuần đó, chị nhờ Núi đưa về Hà Nội gặp thầy Long.
Cũng là khối u di căn, nhưng tình trạng của chị Sinh trầm trọng hơn, nên ngoài thuốc sắc và linh đan Thiềm ô châu, chị còn phải châm cứu. “Mà cũng kỳ lạ - chị kể bỗ bã y hệt chuyện vừa xảy ra còn nóng hổi – cổ đang cứng đơ, đầu đang nhức đến mang tai bỗng chốc nhẹ bỗng, ngay sau 45 phút thầy Long ngừng máy, rút hàng chục cái kim nhỏ xíu ra khỏi người. Mà mỗi tuần tôi chỉ có thể về Hà Nội châm cứu được duy nhất một lần. trong khi ở quê, đến thầy khác hai ngày châm cứu một lần mà chẳng có tác dụng gì”.
Thời gian điều trị lâu hơn anh Núi, nhưng chưa đến bốn tháng, những khối u trên cổ cũng mất hẳn. Sức khoẻ hồi phục gần như bình thường.
- “Cổ nhẵn rồi, hai chị em còn xuống thầy Long làm gì?” – Tôi thắc mắc hỏi chị.
- “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, em và chú Núi vẫn uống Thiềm ô châu để bồi bổ sức khoẻ và tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể. Nhân thể, lấy thuốc cho cô em họ”.
Tính đến tháng giêng năm nay, với anh Núi đã hơn ba năm, với chị Sinh – đã hơn nửa năm, bất kể thời tiết ra sao – tháng nào họ cũng một vài lần phóng xe máy từ huyện Thanh Thủy vượt cầu Trung Hà, qua thị xã Sơn Tây, vượt quãng đường trên 80 km về Hà Nội để đến với lương y Đào Kim Long. Gần chín giờ sáng hôm gặp họ, tôi hỏi hai chị em khởi hành từ nhà lúc mấy giờ, chị trả lời: Sáu giờ. Tự nghĩ, thật khó tin hai bệnh nhân ung thư di căn vẫn chạy được xe máy với phong độ tuyệt vời như vậy.
- "Qua trường hợp u lành cũng di căn của chị Sinh" – lương y Đào Kim Long lên tiếng – "đã đến lúc cần phải có cái nhìn mới về cơ chế phát triển bệnh ung thư. Trong điều trị, không nên phân biệt u lành – u ác. Cả hai loại đều là hậu quả của tình trạng rối loạn chuyển hoá protein trong cơ thể. Khối u có thể xuất hiện ở khắp cơ thể hoặc cục bộ tại nơi năng lượng bị rối loạn. U lành hay u ác về bản chất chỉ là một dị vật, nếu bình thường cơ thể khoẻ mạnh, tức quá trình chuyển hoá protein không bị rối loạn, năng lượng loại dị vật của cơ thể hoàn toàn có khả năng tiêu diệt khối u. Trường hợp quá trình chuyển hoá protein của cơ thể bị trục trặc, u lành cũng trở thành u ác và di căn – tất nhiên cũng nguy hiểm không khác gì u ác.
Ngoài ra, cả u lành và u ác – nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời và đúng cách đều phát triển theo trình tự bốn giai đoạn. Giai đoạn đầu: Tế bào lạ xuất hiện tại một cơ quan hoặc tổ chức nào đó của cơ thể; Giai đoạn hai: Tế bào lạ, u lạ phát triển rộng ra tại chỗ; Giai đoạn ba: Di căn ra toàn bộ tổ chức hoặc cơ quan đó; Giai đoạn cuối: Di căn xa hơn, lan sang những bộ phận khác, cơ quan khác của cơ thể (trường hợp anh Núi trong bài là thí dụ điển hình: Từ ung thư đại tràng di căn đến ung thư tuyến giáp)".
3. Thay lời kết
Theo chúng tôi, trường hợp ung thư di căn chị Sinh trong bài viết có thể là hậu quả của một ca chẩn đoán nhầm. Bởi theo lý thuyết, u lành không thể di căn. Tuy nhiên, để rộng đường dư luận và tôn trọng quan điểm của lương y Đào Kim Long, chúng tôi quyết định vẫn đưa toàn bộ sự thật câu chuyện.
Rất mong nhận được ý kiến trao đổi của các nhà khoa học và đông đảo bạn đọc quan tâm.
(Vì hoàn cảnh tế nhị, xin phép đổi họ, tên thật của hai bệnh nhân)
(Theo Tretoday)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.