Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ đậu phụ rất tốt cho người mỡ máu cao, tăng huyết áp...
Đậu phụ là món ăn rất tốt cho những người mỡ máu cao. Từ đậu phụ, bạn có thể chế biến nhiều món ăn bài thuốc như thịt cua xào đậu phụ, canh nấm đậu phụ...
Thịt cua xào đậu phụ
Thích hợp cho những người mắc chứng béo phì, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, viêm gan, bệnh loãng xương, bệnh xốp xương, bệnh lao, ung thư.
Cua biển 500 g, đậu phụ 200 g, bột lọc, dầu thực vật, hành thái nhỏ, gừng tươi giã nhỏ, rượu, gia vị, muối tinh, xì dầu đủ dùng. Hấp chín cua, gỡ thịt, còn lại vỏ cua đun lấy nước cốt. Đậu phụ cắt miếng vuông nhỏ. Phi hành mỡ, gừng, cho đậu phụ vào, để to lửa xào nhanh, đổ thịt cua vào cùng nước cốt cua, thêm rượu, gia vị, xì dầu, muối, đảo nhanh. Cuối cùng đổ bột lọc ướt vào khuấy đều, tưới dầu lên là được, ăn với cơm.
Canh nấm đậu phụ
Tác dụng: Giảm mỡ trong máu, hạ huyết áp, chống ung thư, dùng cho người bệnh mỡ máu tăng nhiều, tăng huyết áp, ung thư.
Nấm đã ngâm nước 100 g, đậu phụ 200 g, lá tỏi tươi 25 g, tôm nõn 25 g, muối, mì chính, dầu vừng, canh suông. Nấm thái miếng nhỏ, lá tỏi tươi thái nhỏ. Đổ nước canh suông vào nồi, đổ tiếp đậu phụ, nấm, tôm đã ngâm sạch và muối. Sau khi đun sôi gạt bỏ lớp bọt, đun nhỏ lửa đến khi đậu phụ ngấm đều gia vị, cho dầu vừng, mì chính, múc ra đĩa, rắc lá tỏi tươi đã thái nhỏ lên trên, ăn cùng cơm.
Nấm hương xào đậu phụ
Có tác dụng làm giảm mỡ máu, bổ khí, sinh nước bọt, chống ung thư nên được dùng trong bệnh mỡ máu cao, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, ung thư, chứng tỳ vị suy yếu, cơ thể mệt mỏi sau ốm, thở ngắn, ăn ít.
Nấm hương 30 g, đậu phụ 300 g, măng thái lát 10 g, lá cây cải dầu 20 g, muối, mì chính, rượu, gia vị, xì dầu, đường trắng, hành thái nhỏ, nước hoa tiêu, canh suông, bột lọc ướt, dầu thực vật vừa đủ dùng.
Đậu phụ cắt miếng hình chữ nhật nhỏ, đun sôi rồi để ráo nước; nấm hương cắt miếng. Phi thơm hành, đổ canh suông, măng, nấm hương, xì dầu, muối, rượu, nước hoa tiêu, đường trắng, mì chính, đậu phụ vào xào chín, hạ lửa để đậu ngấm đều gia vị, đổ tiếp lá cải dầu, cùng bột lọc ướt khuấy đều, ăn cùng cơm.
Giá đỗ hầm đậu phụ
Dùng trong bệnh mỡ máu, béo phì, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, cơ thể mệt mỏi sau ốm, khí huyết không đủ, tỳ vị suy yếu...
Giá đậu nành 250 g, đậu phụ 200 g, cải dưa 100 g, muối, mì chính, hành thái nhỏ, dầu thực vật. Rửa sạch giá đỗ, đậu phụ cắt vuông hạt lựu, dưa cải rửa sạch, cắt đoạn ngắn. Phi thơm hành, xào giá, đổ vừa nước, đun nhỏ lửa đến khi giá chín mềm, đổ đậu phụ vào cùng dưa cải, đun tiếp nhỏ lửa, nêm muối, mì chính, hầm tiếp đến khi ngấm kỹ là được, ăn với cơm.
Nấm rơm đậu phụ
Dùng thích hợp trong bệnh mỡ máu cao, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, ung thư, tỳ vị suy yếu, ăn uống không ngon, ho ra nhiều đờm, Món ăn này có tác dụng bồi bổ dạ dày, làm hạ mỡ máu, hạ huyết áp, hòa đờm, chống ung thư.
Đậu phụ mềm 200 g, tinh bột mỳ 15 g, nấm rơm ngâm nước 100 g, măng tre chín 60 g, lá cải dầu 50 g, muối, mì chính, gừng tươi đập dập, bột lọc ướt, canh ngọt, dầu vừng, dầu thực vật.
Đậu phụ, tinh bột mì, măng tre chín đều được cắt hạt lựu nhỏ, lá cải dầu rửa sạch thái vụn, nấm rơm bỏ tạp chất rửa sạch, cho dầu vào nồi để nóng già, thả gừng phi thơm, đổ canh, đậu phụ nấm rơm, tinh bột mì, măng tre vào, để lửa to cho sôi, cho tiếp lá cải dầu vào rồi đun đến khi đậu phụ ngấm đều, dùng bột lọc ướt quấy lớp mỏng, tưới dầu vừng lên trên làm thức ăn trong bữa cơm.
(Theo EVA)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.