Mận không nóng như mọi người vẫn nghĩ, nó còn có tác dụng thanh nhiệt trong mùa hè, làm đẹp da và chữa được nhiều bệnh.
Trong các sách thuốc cổ, quả mận có tên là "Lý tử", vị chua chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, giảm ho, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng... được dùng để chữa nhiều bệnh.
- Dịch ép quả mận: Pha với nước đường uống có tác dụng mát, thanh nhiệt, giải nóng, nhuận tràng, dùng làm nước giải khát mùa hè rất tốt. Ngoài ra dịch này còn có tác dụng làm đẹp da, dùng dịch ép quả mận bôi lên mặt hàng ngày da mặt sẽ mịn hơn.
- Ô mai mận: Quả mận được chế biến thành ô mai là một vị thuốc chữa ho, viêm họng rất hiệu nghiệm.
Cách làm ô mai mận như sau: Chọn mua những quả mận vừa chín tới, rửa sạch, để ráo nước rồi ngâm với muối, cứ một lớp mận lại một lớp muối, vẩy thêm một ít nước đun sôi để nguội rồi nén hơi nặng. Sau một vài ngày đến một tuần đảo đều, có thể châm kim vào vỏ quả trước khi muối cho chóng ngấu. Sau đó ngâm mận muối vào nước ấm cho đỡ mặn. Để ráo, rồi ướp mận với nước đường, cứ 20g đường cho 1 kg mận. Rim nhỏ lửa, đảo đều cho đến khi cạn hết nước đường. Để nguội, trộn với gừng khô giã nhỏ và bột cam thảo. Ngậm chữa bệnh ngày nhiều lần, kết quả rất tốt.
Ngoài quả mận, nhiều bộ phận của cây mận cũng được Đông y dùng làm thuốc như lá mận, hoa mận, vỏ rễ mận, nhân hạt mận.
- Lá mận: Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá mận phối hợp với lá đào, lá si, lá dâm bụt, lá thài lài tía, mỗi thứ 30 - 50g, rửa sạch, giã nhỏ, sao, ngâm rượu. Dùng rượu này xoa bóp chữa đau nhức gân xương, không đi lại được có kết quả tốt.
- Hoa mận: Giã nát, trộn với sữa, bôi lên mặt hàng ngày sẽ làm da mặt mịn màng, mất hoặc giảm vết rám đen, tàn nhang.
- Vỏ rễ mận (chỉ lấy lớp vỏ trắng bên trong): Lấy 20g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày để chữa kiết lỵ, khí hư. Nước này đem cô đặc có thể dùng ngậm chữa đau răng.
- Nhân hạt mận: Lấy từ hạt quả mận chín, bỏ hết thịt, đập vỡ vỏ hạt, lấy nhân. Nhân này vị cay, đắng, hơi ngọt có tác dụng giảm đau, nhuận táo, lợi tiểu, chữa phù thũng, táo bón. Liều dùng mỗi ngày 12g. Dạng thuốc sắc. Phụ nữ có thai không được dùng.
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.