Hội chứng ăn không tiêu (hoặc khó tiêu)
Triệu chứng: Đầy bụng, nặng bụng, đau tức bụng sau khi ăn, nặng hơn có thể gây buồn nôn hoặc nôn xảy ra từng đợt hoặc thường xuyên.
Nguyên nhân: Có thể do rối loạn chức năng vận động của dạ dày, ăn xong chơi nhảy cười đùa nhiều (hay gặp ở trẻ em), do ăn quá nhiều đạm, mỡ (ở người lớn và trẻ em).
Phòng tránh: - Tránh các thức ăn, đồ uống dễ kích thích như nước uống có ga, tránh hít phải khói thuốc lá.
- Ăn điều độ theo thời gian bữa ăn trong ngày, không nên ăn các thức ăn khó tiêu như thức ăn nhiều mỡ (thịt rán, hun khói), rau quả có quá nhiều chất xơ như bột ngô, rau xanh, gạo lứt (vì gây kéo dài thời gian lưu thức ăn tại dạ dày do hạn chế ngấm dịch vị vào thức ăn và làm tăng thời gian co bóp của dạ dày, điều này nên tránh ở những người đang có vấn đề chậm tiêu), hoặc ăn quá nhiều thực phẩm lên men như dưa cà.
- Không nên dùng kéo dài các thuốc hỗ trợ tiêu hóa bao gồm các vitamin, enzym và tinh chất tuỵ tạng. Vì nếu bổ sung kéo dài sẽ gây phản xạ lười tiết các men enzym này của cơ thể (bình thường cơ thể tự tiết những men này), nếu dùng quá dài trong nhiều tháng có thể gây suy tụy.
- Nếu khó tiêu ậm ạch nhiều có thể dùng các thuốc làm tăng nhanh sự vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột và điều phối vận động hang vị, tá tràng như Domperi maleate (còn có tên Motitlium – M) làm bình thường hóa và điều phối năng lực vận động của dạ dày tá tràng. Người lớn có thể dùng viên 10mg, từ 20 - 60mg/ngày, điều trị một đợt từ 7 - 10 ngày. Trẻ nhỏ nên dùng loại dung dịch đóng chai 30ml với liều 2,5ml/lần x 3 lần/ngày.
Trong trường hợp nặng cần dùng các thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của thày thuốc.
Hội chứng táo bón
Triệu chứng: Thời gian giữa hai lần bài xuất quá dài (từ 3 ngày trở lên/lần), phân rắn khó khăn khi bài xuất, có thể kèm đau bụng, chán ăn, buồn nôn.
Nguyên nhân: Sau khi đã loại trừ nguyên nhân bệnh lý thường do chế độ dinh dưỡng: ăn thiếu chất xơ (rau củ), uống thiếu nước (uống sữa quá đặc, pha thêm sữa trong bột cháo), ít vận động, ăn quá nhiều đạm động vật (thịt cá), trẻ em có thể gặp do tâm lý ngại bẩn, thích chơi nên cố ý nhịn đại tiện.
Phòng và điều trị táo bón:
- Chế độ ăn uống: Ăn nhiều rau, quả, ngũ cốc. Ăn vừa phải thức ăn nguồn gốc đạm động vật theo lứa tuổi: Người lớn: 200 - 300g thức ăn nguồn gốc động vật/ngày (trẻ dưới 1 tuổi: tối đa 80g thịt trứng tôm cá/ngày, trẻ 2 - 3 tuổi: 100g-150g, trẻ trên 3 tuổi: không quá 200g/ngày). Nên uống nước đều đặn (1 - 2h/lần), không nên pha sữa đặc hơn công thức ghi trên bao bì vì sẽ gây táo bón. Nên tập thói quen đi ngoài theo một giờ nhất định trong ngày và không gây tâm lý căng thẳng.
- Sử dụng thuốc:
+ Táo bón cấp tính: Microlacx thụt hậu môn.
+ Men vi sinh: Bổ sung các vi khuẩn có ích cho hệ vi sinh đường tiêu hóa có tác dụng làm hoàn thiện quá trình tiêu hóa tại ruột, giúp tạo phân tốt.
Tiêu chảy
Đây là một rối loạn tiêu hóa có thể gây nguy hiểm cho trẻ em và người có tuổi, làm mất vui trong ngày Tết nên cần đặc biệt phòng tránh.
Triệu chứng:
- Xảy ra đột ngột, phân lỏng, nhiều nước, nhiều lần (có thể đến 10 - 15 lần/ngày), mùi chua, có thể lầy nhầy, nếu do lỵ có thể có lẫn máu.
- Nôn: Thường gặp trong rotavirus, hoặc tụ cầu. Nôn liên tục hoặc vài lần/ngày.
- Biếng ăn: Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày.
Nguyên nhân:
- Dụng cụ đựng thực phẩm, nước uống, chân tay bị nhiễm khuẩn trước khi chế biến thức ăn.
- Thực phẩm bị ô nhiễm hoặc thức ăn nấu để lâu bị ô nhiễm.
- Ngày Tết vào tiết trời đông rất hay có dịch virus gây tiêu chảy có thể kèm ho, sốt nhẹ ở trẻ nhỏ. Tiêu chảy cấp tính phần lớn do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
Phòng tránh:
Ngày Tết mọi người thường dự trữ thực phẩm cho một số ngày, do đó cần chú ý lựa chọn thực phẩm tươi, thời hạn sử dụng dài và phải đảm bảo chế độ bảo quản tại nhà: thịt sống phải bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
Thực phẩm đã nấu chín phải bảo quản trong ngăn mát và nên sử dụng trong ngày. Nếu đang có trẻ bú chai cần theo đúng những nguyên tắc vệ sinh chai sữa sau dùng (đun sôi). Với những thực phẩm đã hỏng cần bỏ ngay, không nên tiết kiệm.
Điều trị:
Khi trẻ bị tiêu chảy, không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy ngay (vì vi khuẩn độc tố không thoát được ra ngoài) sẽ gây những đợt tiêu chảy liên tiếp nhau.
Cần tiến hành ngay việc đánh giá tình trạng mất nước để quyết định điều trị. Chỉ những trường hợp mất nước nhẹ mới có thể điều trị tại nhà.
Để rút ngắn thời gian tiêu chảy, việc phục hồi nước và điện giải bằng đường uống và chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng có tác dụng thúc đẩy sự hồi phục sớm niêm mạc ruột, chức năng tụy và sản xuất các men Disacharidaze ở vi nhung mao làm cho chức năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng chóng hồi phục.
- Hồi phục nước và điện giải: Tùy theo mức độ mất nước mà điều trị tại nhà hoặc đến cơ sở y tế.
- Mất nước mức độ A (không quá mệt mỏi, vẫn chơi, khát, uống nước nhiều): Điều trị tại nhà bằng cách cho uống nước nhiều hơn bình thường với dung dịch oresol, hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà rốt + muối, nước chuối, hồng xiêm...
Công thức pha oresol:
1 gói oresol hòa với 1 lít nước đun sôi để nguội, chỉ có thể dùng trong 24h. Cho uống 50ml sau mỗi lần tiêu chảy ở trẻ nhỏ 2 tuổi; 100 - 200ml cho trẻ 2 - 10 tuổi, trên 10 tuổi uống tới lúc hết khát.
- Mất nước mức độ B (biểu hiện mệt mỏi, hoặc li bì, không muốn uống nước): Cần được điều trị tại cơ sở y tế.
Chế độ ăn khi bị tiêu chảy:
Mặc dầu trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng vẫn hấp thu qua ruột 60%, do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy bệnh nhân cần được ăn đủ khẩu phần, không được bắt bệnh nhân nhịn hoặc quá kiêng khem.
Các thực phẩm nên dùng khi bị tiêu chảy
- Nhóm cung cấp đường bột: gạo (bột gạo), khoai tây.
- Nhóm cung cấp đạm: thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc, sữa đậu tương (đậu nành), sữa có ít hoặc không có đường lactose.
- Nhóm cung cấp chất béo: dầu thực vật.
- Nhóm chất xơ và vitamin khoáng: cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.
Đối với trẻ em cần tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn trước khi bị tiêu chảy để lựa chọn chế độ ăn thích hợp.
Các thực phẩm không nên dùng khi bị tiêu chảy:
- Các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường vì những thức ăn này có thể làm tăng tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.
- Tránh dùng các loại thực phẩm nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
Điều trị thuốc:
Có thể bổ sung thêm men vi sinh (vi khuẩn sống có ích) và men tiêu hóa để giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Trong trường hợp tiêu chảy nếu dùng kháng sinh phải có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc vì nếu dùng không đúng chỉ định sẽ gây rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, càng làm tiêu chảy kéo dài. Chỉ được dùng trong một số trường hợp cụ thể theo chỉ định của bác sỹ.
Trên đây là những bệnh rối loạn tiêu hóa hay gặp trong dịp Tết, mong rằng những lưu ý vừa được đề cập trên sẽ giúp các gia đình biết cách phòng tránh để làm cho ngày Tết thực sự trở thành những ngày nghỉ dưỡng hạnh phúc và bồi bổ thật hiệu quả cho sức khỏe của mỗi thành viên gia đình.
(Theo Tretoday)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.