Rối loạn thái dương hàm là bệnh lý có xu thế ngày càng gia tăng. Khi bệnh tiến triển sẽ dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc của khớp thái dương hàm, làm đau khớp, đau cơ, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhai, nuốt, nói của người bệnh, khiến cho chất lượng cuộc sống bị giảm sút.
Nguyên nhân gây rối loạn thái dương hàm
Bất thường về răng là một nguyê nhân gây rối loạn thái dương hàm
Gần đây, bệnh lý rối loạn thái dương hàm được ghi nhận nhiều hơn tại các phòng khám bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loại thái dương hàm: Sự ăn khớp của các răng không tốt, mất răng lâu ngày không trồng răng giả dẫn đến các răng bên cạnh nghiêng vào khoảng mất răng, các răng mọc lệch lạc gây xáo trộn sự ăn khớp giữa các răng; Các miếng trám, răng giả làm sai khiến hàm dưới vận động không thoải mái; Chấn thương ở khớp thái dương hàm; Khiếm khuyết cấu trúc của khớp thái dương hàm. Nguyên nhân còn có thể do các bệnh lý toàn thân như viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra còn có các nguyên nhân rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay như thói quen siết chặt răng, nhai kẹo cao su thường xuyên, stress, trầm cảm…
Dấu hiệu rối loạn thái dương hàm
Thường thì chúng ta không mấy khi để ý tới những triệu chứng bệnh khi mới mắc phải. Đôi khi, triệu chứng chỉ là há miệng thấy có tiếng kêu lục cục, có lúc thấy hơi khó hoặc hạn chế khi mở rộng miệng. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn thấy các triệu chứng trở nên rõ rệt hơn, trầm trọng hơn như: đau ở cơ hàm, khớp thái dương hàm, đau xuất hiện khi không hoặc có cử động hàm. Bắt đầu có các triệu chứng rối loạn chức năng nặng hơn: Há miệng hạn chế, không há lớn được, khi há hàm dưới bị lệch và không thẳng. Đó là lúc bạn phải chiến thắng sức ì của bản thân để tới gặp bác sĩ.
Hình ảnh khớp thái dương hàm
Khi bệnh tiến triển sẽ dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc của khớp thái dương hàm, làm đau khớp, đau cơ, hoạt động nhai, nuốt, nói của bệnh nhân trở nên khó khăn. Ngoài ra, còn có thể gặp các biểu hiện như đau trong tai, ù tai, rối loạn thăng bằng, giảm thính lực…
Phương pháp điều trị
Rối loạn thái dương hàm cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh chất lượng sống bị ảnh hưởng. Hiện nay có hai phương pháp là điều trị xâm lấn và không xâm lấn:
Điều trị không xâm lấn: Điều chỉnh hành vi và nhận thức không đúng đắn của bệnh nhân, vật lý trị liệu, bài tập cho cơ hàm và cổ, điều trị bằng thuốc để cải thiện triệu chứng, như thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần, mang máng bằng nhựa cứng trong miệng để thư giãn cơ, giảm tải lực lên khớp và làm cải thiện sự ăn khớp các răng của bệnh nhân.
Điều trị xâm lấn: Mài chỉnh hàm trên loại bỏ các vướng, cộm làm hàm dưới vận động không thoải mái, làm răng giả cho các răng đã mất, chỉnh hình các răng lệch lạc, phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào khớp thái dương hàm. Các thủ thuật phẫu thuật, bao gồm thay toàn phần hoặc từng phần của khớp xương hàm.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng ngừa rối loạn thái dương hàm cần chú ý điều chỉnh sớm những hiện tượng và thói quen sống sau:
- Khi có các răng lệch lạc nên đến nha sĩ để khám và làm chỉnh hình răng.
- Không để mất răng bằng cách thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa bệnh nha chu và bệnh sâu răng.
- Nếu mất răng cần trồng răng giả càng sớm càng tốt.
- Tránh thói quen xấu như siết chặt răng, nghiến răng, cắn vật cứng, nhai kẹo cao su thường xuyên.
- Khi nhai thức ăn cần nhai cả hai bên hàm, tránh nhai một bên.
- Không thường xuyên há miệng lớn và lâu.
- Thường duy trì hàm dưới ở tư thế nghỉ: thư giãn cơ, lưỡi đặt mặt trong răng cửa giữa hàm trên, các răng hàm trên và dưới không chạm nhau.
- Giảm stress.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.