Lạnh, rét, người cao tuổi (NCT) dễ mắc bệnh và bệnh cũ dễ tái phát. Vì vậy, cần lưu ý đề phòng!
Bệnh gì dễ xuất hiện và tái phát?
Những ngày lạnh, rét ở một số tỉnh nhiệt độ xuống thấp dưới 150C, đặc biệt các tỉnh miền núi nhiệt độ xuống dưới 100C nhất là về đêm, do đó NCT dễ mắc một số bệnh hoặc bệnh cũ tái phát. Đó là các bệnh về đường hô hấp (viêm họng, mũi, viêm xoang, viêm phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng), đặc biệt là bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Nhiệt độ thay đổi, đêm lạnh, rét, ngày nắng, thời tiết khô hanh, bệnh hen suyễn càng nặng, đặc biệt là những người tuổi cao, sức khỏe giảm sút thêm vào đó là ăn uống không đảm bảo, mặc không đủ ấm. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (CODP) khi lạnh, rét, khô hanh cũng sẽ rất dễ tái phát và tăng nặng. Cả 2 loại bệnh này là mối đe dọa đến tính mạng người bệnh mỗi khi đông đến, mưa nhiều, rét đậm.
Đường thở trong bệnh hen suyễn
Một điều cần lưu ý là khi bị viêm phế quản, viêm phổi cấp tính NCT, sức yếu, thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ. Bệnh viêm mũi, họng là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng vào mùa đông, lạnh, rét, NCT hay gặp nhất, các biểu hiện như: hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước; đau rát họng, ho, tức ngực, có khi gây khó thở.
Mùa lạnh, rét, người nghiện thuốc lá, thuốc lào thường hút tăng lên cho đỡ rét, bệnh lại càng tăng nặng. Bởi vì, thuốc lá, thuốc lào khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các nhu mô phổi (tổ chức phổi), do đó làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Thêm vào đó môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, không thông thoáng, cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho NCT dễ mắc các bệnh đường hô hấp, nhất là vào mùa đông lạnh rét. Bệnh về tim mạch ở NCT cũng sẽ gia tăng hoặc tái phát mỗi khi mùa đông đến, trong đó cần đặc biệt lưu ý bệnh tăng huyết áp kịch phát mỗi khi lạnh đột ngột do mặc không đủ ấm, phòng ngủ không kín gió, chăn, đệm không đủ chống rét, tắm nước, rửa nước lạnh. Bên cạnh đó, bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim cũng luôn rình rập NCT mỗi khi lạnh, rét, mưa nhiều hoặc khô hanh. Mùa lạnh cũng làm cho các bệnh về xương khớp (viêm khớp mạn tính, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp) ở NCT gia tăng hoặc tái phát. Thoái hóa khớp và cứng khớp vào mùa đông giá rét làm cho người bệnh khó vận động, đau nhức, giấc ngủ không yên, vì vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Một số bệnh về đường tiêu hóa như: bệnh dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) cũng là những bệnh khi giá lạnh thì xuất hiện hoặc tái phát làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người có tuổi.
Mùa lạnh bệnh về da (khô da, bong vảy, viêm da dị ứng…) ở NCT rất dễ tái phát, xuất hiện, nhất là lúc có gió mùa đông bắc tràn về.
Nên phòng bệnh như thế nào?
Trong những ngày lạnh, rét, NCT cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, đủ chăn dắp, tốt nhất là có cả đệm để nằm, nhà phải kín gió và tránh gió lùa. Vào sáng sớm và buổi tối nên hạn chế ra khỏi nhà, trong trường hợp cần thiết phải đi ra khỏi nhà phải mặc quần áo ấm, đi tất, găng tay, cổ quàng khăn ấm, đeo khẩu trang và nên đội mũ len. Khi thời tiết lạnh rét, ở trong phòng có thể được sưởi ấm tùy thuộc vào điều kiện của từng người từng gia đình nhưng hết sức thận trọng với bếp than củi, đặc biệt không nên dùng than tổ ong (than đá) để sưởi vì rất nhiều khí độc thải ra. Do đó, khi dùng bếp than để sưởi phòng phải được thông gió thật tốt, tránh ứ đọng khói, khí độc. Với gia đình có điều kiện thì nên sưởi bằng lò sưởi, quạt sưởi điện. Sưởi ấm bằng hình thức nào cũng phải hết sức đề phòng bỏng, cháy, do đó cần lưu ý với NCT sức yếu, có rối loạn về tâm thần (có rối loạn về nhận thức và hành vi).
NCT có thể vẫn tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn lạnh, rét. Có thể tắm, rửa cơ thể hàng ngày hoặc vài ba ngày tắm một lần bằng nước ấm và trong buồng tắm kín gió. Sau khi tắm xong cần lau khô người và nhanh chóng mặc quần áo thật ấm, nếu người sức khỏe yếu nên có người khác hỗ trợ. Những trường hợp có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, bệnh xương khớp, những ngày nhiệt độ giảm xuống thấp nên hạn chế tắm, chỉ nên lau người và rửa tay, chân bằng nước ấm.
Cần vệ sinh họng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng đều đặn sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy, súc họng bằng nước muối nhạt, tốt nhất là dùng loại nước muối sinh lý có bán sẵn ở các quầy dược phẩm.
Những trường hợp dùng răng giả, hàm giả cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ không để bám dính nhiều cặn hoặc thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh đường hô hấp mạn tính. NCT nếu có điều kiện cần ăn, uống đủ lượng và chất, tránh bỏ bữa. Thức ăn, nước uống cần nóng và tránh dùng các loại có tính chất kích thích như: rượu, bia, cà phê.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.