Khi đeo kính bơi, bạn đã tạo ngăn chặn nước và các hợp chất có thể gây hại có trong nước thâm nhập vào mắt. Giống như nước máy, cả nước ngọt và nước biển có thể chứa các vi sinh vật và vi khuẩn có hại có thể gây kích ứng mắt. Và nước trong bể bơi có thể khiến mắt bạn bị đau và khó chịu. Theo Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), khi chlorin được sử dụng để làm sạch bể bơi công cộng kết hợp với mồ hôi, nước tiểu và chất phân, nó tạo thành chloramines - các chất có thể gây đỏ và kích ứng mắt. Do vậy, khi đi bơi nhất thiết phải đeo kính bơi và chắc chắn rằng chúng vừa vặn với mắt để tạo thành một vành đai chặt chẽ xung quanh mắt.
Sử dụng thuốc co mạch mọi lúc
Thuốc nhỏ mắt có tác dụng co mạch hoạt động bằng cách co thắt các mạch máu trong mắt để làm giảm lưu lượng máu, giúp giảm sung huyết nhưng nếu sử dụng thường xuyên, quá mức có thể gây sung huyết hồi ứng. Một số trường hợp hồi ứng rõ rệt cần được đưa đến thầy thuốc nhãn khoa để được chẩn đoán phân biệt và chữa trị. Thông thường, nếu có cảm giác mắt bị khô, bạn có thể khắc phục bằng việc thay đổi lối sống, sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thuốc co mạch thường xuyên có thể gây hiện tượng sung huyết hồi ứng.
Sử dụng kính áp tròng dài ngày
Theo thời gian, vi khuẩn sẽ phát sinh tại kính áp tròng ngay cả khi bạn vệ sinh thường xuyên. Những vi khuẩn này có thể bám vào bề mặt của các tiếp xúc và nhân lên. Do đó, khi bạn đặt kính vào mắt, vi khuẩn có thể xâm nhập gây ra loét giác mạc với biểu hiện ngứa dữ dội, đau, nhạy cảm với ánh sáng, giảm thị lực. Để sử dụng kính áp tròng an toàn cho mắt, bạn nên thay 3-4 tháng một lần. Một cách để ghi nhớ là nên thay kính cùng lúc với việc thay bàn chải đánh răng. Bên cạnh đó, kính áp tròng cần được khử trùng trong nước sôi 5 phút mỗi tuần để loại bỏ vi khuẩn và vệ sinh đúng cách trong dung dịch hàng ngày nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho mắt.
Dụi mắt
Mặc dù khi dụi mắt bạn có thể cảm thấy dễ chịu nhưng nếu dụi mạnh lại gây nguy cơ vỡ các mạch máu, gây đỏ mắt. Điều này không chỉ khiến mắt nhìn mất thẩm mỹ mà còn gây khó chịu cho mắt khiến bạn muốn dụi nhiều hơn. Ngoài ra, việc tay tiếp xúc với mắt có thể làm lây truyền vi khuẩn tới lông mi và mí mắt, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mắt. Do vậy, thay vì dụi mắt trực tiếp, hãy cố gắng làm dịu mắt từ vị trí xung quanh bằng cách xoa ngón tay lên viền xung quanh mắt để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn mà vẫn tạo cảm giác dễ chịu.
Tay chạm vào mắt mà không vệ sinh
Theo Tạp chí Nghiên cứu vệ sinh lao động và nghề nghiệp Mỹ, trung bình cứ 16 giờ con người lại chạm vào mặt họ 1 lần. BS. Stuart Sondheimer - chuyên gia nhãn khoa tại Illinois, Mỹ cho biết, bàn tay và ngón tay bẩn của bạn có nhiều cơ hội để tiếp xúc với mắt của bạn và truyền vi khuẩn hoặc virut khó chịu có thể gây nhiễm trùng. Để giữ cho những vi khuẩn này không tiếp cận được mắt, hãy cố gắng tránh chạm hoặc gãi chúng một cách ngẫu nhiên. Và khi bạn bắt buộc phải chạm vào mắt (như khi thay đổi kính áp tròng hoặc lấy dị vật trong mắt) thì cần luôn luôn rửa tay trước bằng nước ấm, xà phòng.
Sử dụng nước máy để rửa kính áp tròng
Nước máy có thể chứa các vi khuẩn có khả năng gây bệnh như viêm giác mạc do Acanthamoeba - một bệnh nhiễm khuẩn có thể khiến mắt bị mù vĩnh viễn.
Vì vậy, việc sử dụng chất lỏng bất kỳ không chuyên dụng để vệ sinh kính áp tròng sẽ khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng, có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Đó là lý do tại sao bạn nên luôn luôn dự phòng kính gọng hoặc mang theo nước rửa kính dành riêng cho kính áp tròng. Trong trường hợp không có nước chuyên dụng thì bạn có thể dùng nước cất hoặc nước muối là những lựa chọn thay thế an toàn nếu bạn không có bất kỳ giải pháp nào xung quanh. Nếu giải pháp này cũng không có, hãy sử dụng nước đun sôi để diệt vi khuẩn gây nhiễm khuẩn.
Bỏ qua các biện pháp bảo vệ
Theo Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ, hơn 40% thương tích mắt xảy ra trong khi làm việc như sửa chữa, vệ sinh nhà cửa, làm vườn do các mảnh vỡ hoặc các vật sắc nhọn như kim loại hoặc gỗ bắn vào mắt gây chấn thương nghiêm trọng. Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn phụ nữ. Vì vậy, khi làm những công việc có nguy cơ cao gây chấn thương mắt như cắt cỏ hay sửa chữa vòi nước bị rò rỉ…, cần đeo kính bảo vệ để ngăn chặn những mảnh vụn này xâm nhập mắt.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.