Hiện nay, bệnh sởi đang xuất hiện tại một số thành phố ở trẻ em khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy bạn có thể biết gì về bệnh sởi và yếu tố nguy cơ gia tăng số ca bệnh và làm thế nào để phòng bệnh sởi hiệu quả?
Theo bác sĩ Huỳnh Trọng Dân, khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, đường lây truyền chủ yếu là đường hô hấp như: nước bọt , hắt hơi, sổ mũi hoặc do hít phải mầm bệnh từ môi trường bên ngoài của bệnh (do mầm bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường hơn một giờ). Sởi là bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền cao nhất và tính miễn dịch quần thể trong nhân dân cần phải đạt tới94% mới có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng.
Triệu chứng của bệnh
- Thời kỳ ủ bệnh: (từ lúc bị nhiễm siêu vi trùng đến lúc có triệu chứng bệnh) Trung bình là 10 ngày (có thề thay đổi từ 7đến 18ngày): trẻ có thể sốt nhẹ.
- Thời kỳ khởi phát (còn gọi là thời kỳ viêm long): Đây là thời kỳ hay lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện như sau:
+ Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5oC đến 40oC, có thể có sốt cao co giật, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ đau khớp.
+ “Viêm long” (có triệu chứng giống như cảm cúm): thường xảy ra ở mắt và mũi, gây chảy nước mắt, đổnghèn nhiều, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy.
+ Khám họng trong giai đoạn này có thể thấy những chấm trắng nhỏ khoảng 1mm mọc trên nền niêm mạc má viêm đỏ,có vị trí ngay với răng hàm thứ nhất, đó là dấu “Koplik” rất có giá trị để giúp chẩn đoán khi phát ban. Thời gian tồn tại của dấu hiệu này khoảng 12 đến 18 giờ.
- Thời kỳ toàn phát (hay còn gọi là thời kỳ phát ban): Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 gờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết tiêu hóa.
Biến chứng của bệnh sởi
- Viêm phổi:Thường là do bội nhiễm vi trùng khác như: phế cầu, liên cầu, tụ cầu Hemophilus Influenzae.
- Lao: Sởi làm tăng nguy cơ trầm trọng bệnh lao tiềm ẩn và làm gia tăng mức độ lao sơ nhiễm.
- Viêm tai giữa: Sốt cao, quấy khóc, chảy mủ 1 hoặc 2 bên tai.
- Viêm thanh quản: Có thể kèm cơn khó thở về đêm, ho hen, khàn giọng, nếu nặng có thể khó thở thanh quản.
- Viêm não tủy (0,1 – 0,2%): Có thể xảy ra sớm hơn 2 tuần với triệu chứng sốt cao, nôn ói, nhức đầu, lơ mơ, co giật.
- Xuất huyết giảm tiểu cầu: Thường xảy ra từ ngày 3 đến ngày 5
Một số chứng bệnh khác: Viêm kết mạc mắt, dẫn đến loét giác mạc do thiếu Vitamin A dẫn đến mù; Viêm cơ tim; Viêm loét niêm mạc má, miệng; Viêm hạch mạc trên ruột, gây đau bụng; Viêm gan: gây vàng da, tăng men gan; Viêm vỉ cầu thận cấp...
Theo kết quả giám sát của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Bệnh sởi xuất hiện trở lại cuối năm 2013 sau 3 năm không có dịch: tại Hà Nội phân bố rải rác tại 36 phường của 9 quận (Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Ba Đình, Long Biên, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Hà Đông). Không chỉ tại Hà Nội, từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh sởi còn xảy ra ở Lào Cai, Sơn La, Yên Bái và Thành phố Hồ Chí Minh trong đó chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi.
Cũng theo điều tra dịch tễ cho thấy khoảng 80% bệnh nhân chưa được tiêm phòng. Bệnh xảy ra ở những trẻ chưa được tiêm, hoặc đã được tiêm một mũi lúc 9 tháng tuổi, hoặc đã được tiêm mà vì một lý do nào đó trẻ không có đáp ứng miễn dịch tốt, hoặc trẻ nhỏ sinh ra từ những bà mẹ mà trước đó chưa được tiêm vắcxin sởi hay chưa từng mắc sởi. Khi tích lũy đủ lớn số trẻ chưa có miễn dịch thì dịch sẽ xảy ra. Bên cạnh đó các tỉnh miền núi phía Bắc có nguy cơ cao xuất hiện dịch do giáp với Trung Quốc là quốc gia đang có dịch sốt phát ban nghi sởi lưu hành. Vấn đề tiêm phòng ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng và giao thông không thuận lợi, điều tra nhanh các ca bệnh tại tỉnh Yên Bái cho thấy chỉ có khoảng 20% được tiêm vắc xin đầy đủ. Do đó, trong thời gian tới dịch có thể xuất hiện rải rác tại các tỉnh miền núi và các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên trước tình hình hiện nay chuyên gia dịch tễ học khẳng định, tình hình bệnh sởi hiện không có gì đáng lo ngại vì vắcxin sởi đã được triển khai từ nhiều năm nay với tỷ lệ cao. Do đó đa số trẻ đã có miễn dịch. Trong thời gian qua dịch xảy với quy mô nhỏ, tản phát, rải rác ở một số tỉnh và đã được kiểm soát sau một thời gian ngắn.
Cách phòng bệnh sởi hiệu quả?
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.
Không có vắc xin nào có hiệu qủa bảo vệ 100%. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%.
Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.
Các bà mẹ phải thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của cán bộ y tế khi đưa trẻ đi tiêm chủng.
Chăm sóc khi trẻ mắc bệnh sởi
- Tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng;
- Tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ tránh mắc bệnh cơ hội.
- Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan trong cộng đồng.
- Cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có sốt phát ban và kèm theo ho.
Theo Vnmedia
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.