Hội chứng đau cơ xơ hóa là tình trạng đau mạn tính bao gồm những cơn đau cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Những cơn đau kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất ngủ hoặc cứng khớp... có thể tiến triển nặng lên theo thời gian gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt và chất lượng sống của bệnh nhân. Ðiều đặc biệt, rối loạn thường bị chẩn đoán nhầm và thường phức tạp bởi các rối loạn tâm trạng và lo lắng.
Biểu hiện chính là những cơn đau
Khi bị đau cơ xơ hóa, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức dữ dội ở các bắp thịt khắp cơ thể. Hình thức đau lan tỏa toàn bộ cơ thể, mạn tính và không có giới hạn rõ ràng của vùng đau. Bệnh nhân có cảm giác đau sâu trong cơ, đau co thắt, đau như cắt hoặc đau rát bỏng ở một vùng gân, cơ hoặc tổ chức mềm quanh khớp. Bệnh nhân thường bị đau tăng vào buổi sáng và buổi tối. Nếu xoa bóp, ấn sâu các điểm đau chủ yếu tập trung ở vùng cổ, gáy, vai, lưng...
Đau nhức lan tỏa toàn bộ cơ thể có thể là biểu hiện của đau cơ xơ hóa.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác kèm theo: Người bệnh mệt mỏi, khó tập trung,... Thực tế, trên lâm sàng có 96% số bệnh nhân có biểu hiện này khiến bị chẩn đoán nhầm với các chứng bệnh khác như chứng mệt mỏi mạn tính, trầm cảm... Bệnh nhân mất ngủ thường xuyên, có tới 86% bệnh nhân mắc bệnh than phiền về tình trạng mất ngủ của mình. Tình trạng mất ngủ tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Có 70% bệnh nhân mắc rối loạn kèm tình trạng đau đầu nhưng không có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, hay nhìn mờ... Có 2-5% bệnh nhân có hội chứng trào ngược dạ dày, các triệu chứng đặc trưng: đau bụng, táo bón, đi ngoài phân lỏng, đánh hơi nhiều, buồn nôn...
Đối với bệnh nhân ở tuổi mãn kinh còn có các biểu hiện khác của hội chứng tiền mãn kinh (bốc hỏa, ra mồ hôi bất thường...) đau ngực, cứng khớp buổi sáng, tê buốt đầu chi, cảm giác sưng nề đầu chi, tăng mẫn cảm da, hội chứng kích thích bàng quang. Bệnh nhân mắc đau cơ xơ hóa thường nhạy cảm quá mức với ánh sáng mạnh, tiếng động mạnh và có khi cả với các thuốc điều trị. Có thể bệnh nhân nhai khó, há khó hoặc cảm giác cứng khớp thái dương hàm vào buổi sáng.
Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân của bệnh hiện chưa xác định. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy yếu tố di truyền giữ một vai trò quan trọng trong bệnh nguyên của hội chứng đau cơ xơ hóa: bệnh có yếu tố gia đình và liên quan đến nhiều vị trí gen. Các nghiên cứu cho thấy stress là một yếu tố quan trọng trong quá trình khởi phát và tiến triển của hội chứng. Nghiên cứu cũng cho thấy người bệnh đau xơ cơ tăng nhạy cảm trong não với các tín hiệu đau cụ thể do thiếu hụt serotonin làm giảm ngưỡng đau dẫn đến tăng cảm giác đau và rối loạn giấc ngủ.
Ai dễ mắc?
Hội chứng đau cơ xơ hóa gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở lứa tuổi 50-60, nữ nhiều hơn nam. Theo nghiên cứu, đau xơ cơ ảnh hưởng đến khoảng 3-5% phụ nữ, độ tuổi từ 20-50, phổ biến ở người lớn hơn trẻ em, phụ nữ bị ảnh hưởng gấp 9 lần nam giới. Hội chứng đau cơ xơ hóa có đầy đủ các triệu chứng thường xảy ra ở những bệnh nhân có các bệnh lý: phụ nữ sau phẫu thuật thẩm mỹ bơm silicon để nâng ngực, viêm nội mạc tử cung, viêm gan C, bệnh Lyme, sau các phẫu thuật hoặc chấn thương... Những yếu tố như: thay đổi thời tiết, tình trạng nhiễm khuẩn, dị ứng, thay đổi hormon (mãn kinh), stress, trầm cảm... tác động đến sự khởi phát và tiến triển của bệnh.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi mắc đau cơ xơ hóa rất khó điều trị. Thuốc chỉ làm giảm được 30-50% sự đau cơ, sự mệt mỏi và những triệu chứng khác của tình trạng rối loạn mạn tính này. Chính vì vậy, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của các chuyên khoa thần kinh thì bệnh nhân cần được tư vấn về chế độ sinh hoạt khoa học trong đó tập thể dục rất quan trọng cho bệnh nhân đau xơ cơ. Tập thể dục có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp giữ cho cơ bắp không bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Mặt khác, bệnh nhân cần lao động, có liệu pháp vận động nhẹ nhàng, tắm ngâm nước nóng, xoa bóp, thư giãn, chườm nóng tại chỗ... có tác dụng hoạt hóa hệ thống endorphin làm giảm đau và ổn định trạng thái tâm lý cho bệnh nhân.
Đối với khẩu phần ăn hàng ngày, bệnh nhân cần bổ sung vitamin và khoáng chất, có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý thực phẩm giàu axit béo omega-3 tìm thấy trong cá hồi và nhiều loại cá được xem là một loại thực phẩm tốt cho tim mạch và chúng có thể giúp giảm đau tốt. Ăn thức ăn tươi, không có chất bảo quản và phụ gia có thể làm giảm triệu chứng của tình trạng cơ xơ hóa có kèm hội chứng ruột kích thích.
Khi có các triệu chứng nghi ngờ hoặc bệnh nhân có biểu hiện đau, mệt mỏi kéo dài mà không rõ nguyên nhân, có thể là dấu hiệu của đau cơ xơ hóa. Ngoài ra, khi có những triệu chứng như trầm cảm, nhức đầu... hãy đến cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp để được khám và tư vấn cụ thể. Người bệnh cần hạn chế bia, rượu, cà phê, các thực phẩm gây thêm bệnh trầm trọng, cụ thể: cần có một chế độ ăn ít tinh bột và đường để giảm nguy cơ béo phì và không bị ảnh hưởng đến sự chuyển hóa.
Mặt khác, rất nhiều người thường bị kém dung nạp lactose, vì thế nhiều bệnh nhân đau cơ xơ hóa mắc rối loạn tiêu hóa với những sản phẩm bơ sữa, chính vì thế bệnh nhân cũng hạn chế các sản phẩm bơ sữa.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.