Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngồi nhiều làm tăng nguy cơ tử vong ngay cả khi bạn tập thể dục thường xuyên
Tính chất công việc đòi hỏi dân công sở phải ngồi một chỗ trong thời gian dài, đôi khi, thậm chí là cả một ngày. Đa phần họ đều không nhận ra một điều tưởng như vô thưởng vô phạt là ngồi lại có thể gây tổn hại cho sức khỏe nghiêm trọng đến vậy.
1. Tiêu hao năng lượng thấp: Chuyển động và các hoạt động hàng ngày thực sự đốt cháy nhiều năng lượng hơn so với tập thể dục. Ngồi một chỗ sẽ làm tiêu hao năng lượng ở mức độ thấp, khiến bạn có nguy cơ đối mặt với nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
2. Trao đổi chất chậm hơn: Ngồi lâu trong một thời gian dài làm giảm hoạt động của cơ bắp. Co thắt cơ bắp ít làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất do việc loại bỏ chất béo trong máu chậm, tác dụng của insulin giảm xuống.
3. Tư thế xấu: Ngồi lâu làm cho khung xương chậu bị nghiêng và gây áp lực lên các sống thắt lưng. Điều này làm cho đầu hướng sát gần phía máy tính, vai cong lên để nâng trọng lượng cơ thể.
4. Chấn thương cột sống: Chỉ cần ngồi trong 20 phút với tư thế không đúng có thể gây ảnh hưởng đến cột sống, tạo áp lực cho các mô và cơ bắp xung quanh. Điều này dễ dàng dẫn đến chấn thương cột sống.
5. Đau mãn tính: Tư thế ngồi sai có thể dẫn đến các vấn đề như đau lưng trên hoặc dưới. Ngoài việc đau mãn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nó còn gây ra phản ứng viêm và hình thành nhiều triệu chứng khác.
6. Trao đổi chất: Một trong những hậu quả của việc tiêu hao năng lượng thấp là ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, đi kèm một nhóm các triệu chứng như tăng huyết áp, lượng đường huyết tăng cao trong máu và cholesterol cấp. Khi những triệu chứng này xuất hiện cùng nhau, chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường.
7. Rối loạn khớp: Một số rối loạn thấp khớp như viêm xương khớp được hình thành do các khớp xương bị hao mòn, đây là kết quả của việc ngồi quá nhiều.
8. Lưu thông kém: Ngồi trong thời gian dài làm cho máu lưu thông chậm chạp qua cơ thể, dẫn đến bệnh về huyết áp và bệnh tim.
9. Béo phì: Tiêu hao năng lượng thấp trong một khoảng thời gian dài có thể làm cho bạn tăng trọng lượng và đặc biệt nghiêm trọng hơn khi bạn không cẩn trọng trong thói quen ăn uống.
10. Bệnh tiểu đường: Ngồi một chỗ lâu gây hại cho khả năng của cơ thể để đối phó với lượng đường trong máu, giảm độ nhạy cảm insulin và dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
11. Ung thư: Các nhà khoa học cho biết những phụ nữ có công việc ít liên quan đến hoạt động thể chất có nguy cơ gia tăng ung thư vú, ung thư tử cung và buồng trứng
12. Bệnh tim: Nghiên cứu tìm thấy rằng những người ít vận động có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch đến 64%
13. Tử vong: Một nghiên cứu cho thấy 6,9% của tất cả các trường hợp tử vong đều là do ngồi nhiều. Một nghiên cứu khác đưa ra kết quả tương tự. Điều này khiến các chuyên gia kết luận ngồi nhiều có thể gây tử vong cho bất cứ ai, bất kể tuổi tác, giới tính, cân nặng, tình trạng sức khỏe và mức độ hoạt động thể chất.
Để chống lại các mối nguy hiểm trên, bạn cần đứng lên và đi lại cách nhau 30 phút một lần trong văn phòng, sử dụng một ly nước nhỏ giúp bạn đứng lên và đi lại nhiều hơn hay đứng lên để diễn thuyết trong cuộc họp, khi nghe và nói chuyện điện thoại...
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.