Khi bị chứng đau lưng hành hạ, bạn có thể nghe nói đến tên bệnh như thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm. Những tên bệnh như trên đôi khi làm cho bạn bối rối. Bạn tự hỏi: rốt cuộc thì mình bị bệnh gì? Có người hoảng sợ nghĩ rằng mình bị nhiều bệnh quá, người khác lại cho rằng chẳng qua đó là những cách gọi khác nhau của một bệnh.
Khi bị đau từ thắt lưng lan xuống mông, xuống chân thì thường là bạn bị đau thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa (còn gọi là dây thần kinh ngồi) là dây thần kinh to nhất của cơ thể, nó được các rễ thần kinh của vùng thắt lưng hợp lại mà thành và sau đó chạy dọc theo mặt sau mông, đùi xuống chân.
Gai cột sống. Khi khối thoát vị kéo theo màng xương làm cho xương mọc ra và người ta hay gọi nó là gai.
Đau thần kinh tọa thường do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra, thường kèm theo tê, yếu chân hoặc teo cơ... Tuy nhiên, đau thần kinh tọa còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như hẹp ống sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm, viêm thần kinh tọa, u thần kinh tọa...
Khi thoát vị ở vùng thắt lưng, các rễ tạo thành thần kinh tọa bị chèn ép và gây ra đau thần kinh tọa. Còn khi thoát vị nằm ở vùng cổ thì có thể gây ra đau cổ, vai hoặc gây ra đau, tê hoặc yếu liệt tay chân. Nếu thoát vị ở vùng ngực thì chứng đau thần kinh liên sườn là triệu chứng có thể gặp. Các đĩa đệm ở vùng cổ và vùng thắt lưng hay bị thoát vị nhất.
Khi khối thoát vị lồi ra, nó kéo theo màng xương cạnh nó và lâu ngày xương sẽ mọc ra theo tạo thành những vành xương mà trên phim Xquang người ta nhìn thấy như những cái gai nhọn nên gọi là “gai” cột sống. Nếu khối thoát vị đĩa đệm gây đau hoặc tê hay yếu liệt, bạn thường đi khám bệnh và các bác sĩ đã giải quyết nó trước khi cái “gai” hình thành. Các khối thoát vị không gây ra triệu chứng gì (thường thì do chúng không gây chèn ép vào thần kinh) mới có đủ thời gian để tạo ra những cái “gai”. Cho nên chớ vội hoảng sợ khi biết mình có “gai” cột sống. Chỉ có rất ít những cái “gai” cần phải “nhổ” bỏ.
Ngoài các “gai” xương xuất phát từ thân đốt sống ra, thoái hóa còn có thể làm cho các bộ phận khác của cột sống như khớp, dây chằng... trở nên sần sùi, phình to ra và chèn vào các rễ thần kinh hoặc chèn vào các bộ phận khác của cột sống gây ra đau lưng hoặc đau cổ. Khi nhận được chẩn đoán “thoái hóa cột sống”, bạn đừng lo lắng quá, mặc dù có thể hơi buồn khi biết rằng mình đang già đi. Nhân đây xin lưu ý một điều, mấu gai là tên gọi một bộ phận của cột sống, không liên quan gì đến cái “gai” mà chúng ta đang nói đến, tương tự, tật gai đôi cột sống là do mấu gai này bị chẻ làm hai chứ cũng không liên quan gì đến cái “gai” kia cả.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải công bằng với gai cột sống. Cứ mỗi khi chúng ta đau, đi khám bệnh, bác sĩ cho chụp Xquang, thấy có gai cột sống, thế là đổ tội cho cái “gai” đó gây ra đau. Hầu như ai cũng hết sức buồn phiền khi biết mình bị gai cột sống. Tuy nhiên, gai cột sống chỉ là một biểu hiện của thoái hóa, mà thoái hóa (hay gai cũng vậy) không phải là bệnh. Ở lứa tuổi trung niên, gần như chắc chắn ai cũng sẽ có “gai” khi chụp Xquang cột sống, dù có đau hay không có triệu chứng gì. Có một điều mà ít người biết, đó là khi ở tuổi trung niên, nếu chụp Xquang cột sống mà không có “gai” thì mới là bị bệnh.
Như vậy, thoái hóa cột sống là yếu tố chính gây ra thoát vị đĩa đệm, từ đó sinh ra “gai” cột sống. Thoái hóa cột sống còn có thể gây ra đau lưng, đau cổ hoặc gây ra đau thần kinh tọa mà không cần phải có thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, thoái hóa cột sống còn là nguyên nhân của một số bệnh khác nữa, tất cả những bệnh này được gọi chung là bệnh lý thoái hóa của cột sống.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.