Lâu nay, chúng ta thường nghe nói đến siêu vi, siêu khuẩn hay ký sinh trùng nhưng những gì con người hiểu bộ ba vi sinh vật này còn rất hạn chế. Nếu hiểu chúng sẽ giúp chúng ta phòng ngừa bệnh tật tốt hơn.
1. Virút - thủ phạm gây bệnh
Theo y văn thế giới, virút ra đời và tồn tại trước cả con người. Virút giúp tạo ra hệ gen của tất cả các loài, kể cả con người. Gen của con người ta được tạo thành từ 50% retroelements hay ADN từ retroviruses. Các loại virút đã mở đường cho nhiều enzyme sao chép ADN, điều cần thiết cho một tế bào để phân chia và phát triển. Virút có khả năng gây bệnh ở người lẫn động vật, thậm chí có thể nhảy từ một chủ thể này sang chủ thể kia.
Virút có hai cơ chế tồn tại. một, bên ngoài tế bào, chúng là vật sống và được gọi là các hạt virion. Và hai, một khi ở bên trong tế bào, chúng sẽ sử dụng cơ chế để tái tạo và nhân lên. Một số nhà khoa học lập luận, virút còn sống khi bên trong một tế bào. Một số virút như virút cảm lạnh có thể làm cho người này bị bệnh, không gây tổn hại lâu dài nhưng những người khác hoặc động vật lại rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Một chủng virút gây dịch cúm có thể lây nhiễm nghiêm trọng cho rất nhiều người trong thời gian rất ngắn. Ví dụ, có khoảng 201.200 người chết vì hô hấp và thêm 83.300 tử vong vì tim mạch trên quy mô toàn cầu trong đại dịch cúm H1N1 diễn ra năm 2009.
Hình ảnh virút bệnh dại trên kinh hiển vi điện tử
Mặc dù tiếp xúc với các hạt virút mỗi ngày, nhưng con người không bị mắc bệnh vì hệ thống miễn dịch có thể xử lý được hầu hết các loại virút. Chúng ta chỉ có thể mắc bệnh khi gặp phải một chủng virút mới hoặc không đủ số lượng. Đây là lý do ngành y thường khuyến cáo mọi người nên chủng ngừa cúm hàng năm do virút cúm có thể tiến hoá, thay đổi mỗi năm nên khả năng miễn dịch hoặc vắcxin đã tiêm trước đó không còn tác dụng.
Khả năng lây lan nhanh chóng và tái tạo làm cho một số virút đáng sợ hơn, trong chừng mực nào đó virút còn được xem vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, cũng có virút gây tử vong từ từ, như virút bệnh dại. Chúng có thời gian ủ bệnh dài (1 - 3 tháng) và tuy đã có vắcxin phòng, nhưng khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh khó có thể qua khỏi.
Vắcxin được xem là vệ sĩ tốt nhất để bảo vệ con người trước virút. Nó hỗ trợ các phản ứng miễn dịch, cho phép cơ thể phản ứng nhanh với nhiễm trùng. Làm giảm gánh nặng bệnh tật trước nhiều loại virút gây chết người như bệnh sởi, rubella, cúm và bệnh đậu mùa. Ngoài ra, rửa tay sạch và che mũi khi hắt hơi là những việc đơn giản, có lợi trong việc phòng ngừa bệnh do virút gây ra.
Vi khuẩn - kẻ xâm lược sản sinh độc tố nguy hiểm
Một số vi khuẩn có lợi, cung cấp cơ chế bảo vệ giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh và tăng cường khả năng tiêu hóa. Nhưng lại có một số vi khuẩn rất nguy hiểm, gây bệnh nhiễm khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus), chứng ngộ độc thịt (Clostridium botulinum), bệnh lậu (Neisseria gonorrhoeae), loét dạ dày (Helicobacter pylori), bạch hầu (Corynebacterium diptheriae) và bệnh dịch hạch (Yersinia pestis)... thông qua cơ chế sản xuất độc tố, xâm nhập vào các tế bào hoặc máu, hoặc cạnh tranh với chủ thể giành dưỡng chất. Giải pháp điều trị hiệu quả còn tùy thuộc vào cách thức vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ, ngộ độc thịt xuất hiện khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm với chất độc hoặc các bào tử vi khuẩn C. botulinum. Thời gian xuất hiện triệu chứng trong vòng 36 giờ nhưng nếu ăn phải các bào tử vi khuẩn thì thời gian có thể dài tới một tuần.
Khuẩn Helicobacter histopatholgy
Chăm sóc hỗ trợ là phương pháp điều trị quan trọng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các biến chứng và tăng cường sức khỏe hô hấp cho bệnh nhân. Các loại kháng sinh điều trị nhiễm trùng có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, nhưng với bệnh ngộ độc, sự phá hủy vi khuẩn có thể tạo ra nhiều độc tố, làm cho bệnh tình thêm trầm trọng. Hiện nay, do lạm dụng kháng sinh, vi khuẩn trở nên kháng thuốc. Ví dụ, năm 2013, có khoảng 480.000 trường hợp mới mắc bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB).
Sử dụng luân chuyển các loại kháng sinh khác nhau có thể làm giảm nguy cơ kháng thuốc. Hoặc dùng các phương pháp thay thế, như bacteriophages (vi khuẩn diệt virút) hay các enzyme để gây phá hủy hệ gen của khuẩn kháng thuốc, hiện đang được khoa học nghiên cứu phát triển. Đã có vắcxin như DPT chống bạch hầu, ho gà Diphtheria, ordetella pertussis vàClostridium tetani Bordetella và Clostridium tetani. Ngoài ra còn nhiều giải pháp đơn giản để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh, như rửa tay đúng cách, khử trùng các bề mặt, sử dụng nước sạch và nấu chín, uống chín để loại bỏ vi khuẩn.
Ký sinh trùng, hại nhiều hơn lợi
Nhóm thứ ba trong bộ tam gây bệnh là ký sinh trùng, sinh vật từng truyền cảm hứng cho nhiều câu chuyện kinh dị làm cho nhiều người hiếu kỳ tò mò muốn biết. Ký sinh trùng là một nhóm đa dạng các sinh vật sống trong hoặc ký gửi trong vật chủ. Có thể là vi sinh vật tế bào đơn duy nhất gọi là động vật nguyên sinh, hay các sinh vật lớn hơn như sâu, ve, bọ. Ký sinh trùng đơn bào thực sự có liên quan mật thiết với các tế bào trong cơ thể của con người hơn là vi khuẩn.
Bệnh chân voi, thủ phạm do ký sinh giun chỉ gây ra
Ký sinh trùng có ở khắp nơi, đóng một vai trò phức tạp và quan trọng trong hệ sinh thái của cơ thể. Ký sinh trùng cũng có thể gây ra các loại bệnh kinh khủng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong nhiều trường hợp, nhiễm ký sinh trùng thường là do vệ sinh kém và nghèo đói. Mặc dù con người đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chế ngự ký sinh trùng, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Ví dụ, cứ 30 giây bệnh sốt rét lại cướp đi sinh mạng một đứa trẻ, 90% ở châu Phi, đây là căn bệnh kinh hoàng do ký sinh trùng gây ra. Ngoài ra, còn có nhiều bệnh do ký sinh trùng khác, chủ yếu là vùng nhiệt đới như bệnh Leishmaniasis, do ký sinh trùng đơn bào Leishmania, lây lan qua vết cắn của một số loài muỗi cát, bệnh mù lòa và bệnh chân voi.
Nhiều ký sinh trùng được truyền qua muỗi và côn trùng khác, gần đây biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt nên bệnh ký sinh trùng lại có điều kiện tràn sang cả các nước phương bắc, kể cả ở các nước phát triển, trong đó có bệnh Chagas ở Mỹ, gây nên bởi ký sinh trùng tế bào đơn mà người ta tin rằng thủ phạm là do biến đổi khí hậu gây ra. Đến nay, chưa có vắcxin mới chỉ có thuốc để kháng ký sinh. Giải Nobel Y học 2015 đã được trao cho các nhà khoa học phát triển thành công loại thuốc chống ký sinh trùng (thuốc Ivermectin trị giun sán, và Artemisinin để trị bệnh sốt rét). Thành tựu mới nhất vừa được công bố, tháng 9/2015, Mexico đã hạn chế được căn bệnh mù sông (River Blindness), do ký sinh trùng Onchocerca volvulus gây ra với sự hỗ trợ của thuốc Ivermectin do hãng dược phẩm Merck của Đức bào chế.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.