Đây là một căn bệnh khá đặc biệt, cần điều trị thuốc kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý. Bạn đừng bao giờ lơ là nhé.
Lợi ích của việc ăn kiêng
*Giúp ổn định đường máu, tránh hoặc giảm tình trạng dao động đường huyết quá mức (cao quá hoặc thấp quá).
*Bảo đảm cung cấp chất dinh dưỡng cân đối, thích hợp.
* Giúp đưa cân nặng của bạn trở về bình thường (không gầy quá, không dư cân).
*Tham gia kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch gồm: cao huyết áp, rối loạn mỡ máu.
* Giúp làm chậm tiến triển một số biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường bao gồm: biến chứng thận (suy thận), mắt (viêm võng mạc, đục thủy tinh thể).
* Duy trì sự thích thú trong ăn uống của bạn. Có thể ăn chung bữa với gia đình, mang thức ăn đến trường, nơi làm việc, đảm bảo chế độ ăn kiêng nhưng vẫn thích ứng với mọi người.
4 nguyên tắc lớn cho người bệnh tiểu đường
* Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
* Giảm lượng chất béo trong khẩu phần.
*Luyện tập thể dục.
*Theo dõi mức đường trong máu của mình thường xuyên.
Chất lượng, chế độ ăn
Thức ăn có thể chia thành từng nhóm.
*Tinh bột: ngũ cốc, rau quả, trái cây.các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (bún, mì, bột…)
* Nhóm đạm: thịt cá, thủy sản, các sản phẩm chế biến.
*Nhóm chất béo: dầu mỡ (động vật, thực vật).
*Đường, bánh, mứt kẹo…
*Thức uống có cồn: rượu, bia.
1. Nhóm tinh bột:
*Chiếm phần chính trong chế độ ăn.
* Người hoạt động bình thường, không tăng triglycerid máu, glucid chiếm 50-55% tổng số năng lượng.
*Nên ăn phân bố các chất tinh bột trong ngày, không tập trung vào một bữa ăn để hạn chế tăng đường huyết.
*Nên tránh các thức ăn có chỉ số đừơng huyết cao (những thức ăn này sẽ làm tăng nhanh mức đường trong máu sau bữa ăn).
*Ngoài ra, chỉ số đường huyết của thức ăn cũng thay đổi tùy theo chế độ ăn, sự tháo lưu ở dạ dày, thành phần bữa ăn... Các glucid ăn vào cùng lúc với protein sẽ có chỉ số đường huyết thấp hơn một chút.
*Các thức ăn làm tăng đường huyết nhiều: bắp, bánh mì, khoai tây, cà rốt, mật, biscott...
*Các thức ăn làm tăng đường huyết trung bình: cơm, mì, spagetty, đậu petit poids, củ cải, chuối, nho...
*Các thức ăn làm tăng chỉ số đường huyết ít: đậu lăng, yaourt, sữa, cam, táo tây...
2. Lipid:
* Chiếm 20-25% tổng năng lượng. Có 3 nhóm: acid béo bão hòa, acid béo không bão hòa một nối đôi và đa nối đôi.
*Acid béo bão hòa: chủ yếu trong mỡ động vật, ẩn chứa trong các món: pizza, hamburger, bánh, kem... Chiếm ¼ lipid trong ngày.
*Acid béo không bão hòa một nối đôi: có trong dầu ô liu, dầu colza, dầu phộng, thịt heo, gia cầm, trái bơ... Chiếm 50% lipid trong ngày. Giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL-C, duy trì HDL-C.
*Acid béo bão hòa đa nối đôi gồm 2 họ: ACID LINOLEID có trong dầu hướng dương, dầu bắp, dầu hạt nho có nguy cơ làm giảm HDL-C không có lợi. Họ OMEGA-3 (dầu hạnh nhân, dầu đậu nành) và dẫn xuất cao cấp chứa trong mỡ cá. Có tác dụng giảm triglycerid. Nên ăn cá 3-4 lần trong tuần.
3. Protein
* Chiếm 15-20% tổng năng lượng. Có trong thịt, cá, trứng, sữa.
* Nhu cầu 1g protein/kg/ngày.
*Nếu có bệnh thận: giảm protein còn 0,7-0,75g/kg/ngày.
*Có thể thay protein động vật bằng protein thực vật (protein thực vật có nhiều trong đậu hũ).
4. Các thức uống
*Nước thường hoặc nước khoáng không làm mập thêm cũng không làm ốm đi.
*Nước uống ảnh hưởng đến nồng độ đường máu tùy theo bạn dùng thức uống gì trong bữa ăn.
*Nước ngọt cũng như nước trái cây có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Nước trái cây không đường cung cấp fructose từ trái cây.
*Rượu có thể làm hạ đường huyết, nhất là ở bệnh nhân uống rượu mà không ăn. Mặt khác, rượu có thể tương tác với thuốc hạ đường huyết uống gây nhức đầu, nôn mửa, giãn mạch hoặc làm lu mờ triệu chứng giảm đường huyết. Do đó, nên dùng hạn chế.
*Bia cũng hạn chế vì chứa đường và alcool.
5. Chất xơ
Nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất xơ. Chất xơ có nhiều trong vỏ trái cây, gạo giã không kỹ (gạo giã tay), các loại rau. Chất xơ có tác dụng giúp bạn chống táo bón, giảm tăng đường huyết, giảm triglycerid và cholesterol sau bữa ăn.
6. Khoáng chất và vitamin
Cần đảm bảo các yếu tố vi lượng (sắt, iod…), các loại vitamin. Các loại này thường có trong rau tươi. Nếu chế độ ăn cân bằng sẽ đảm bảo nhu cầu này.
7. Muối
Lượng muối cao trong thức ăn có thể làm tăng sự hấp thu glucose từ ruột. Muối làm tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Do đó không dùng quá 6g/ngày. Nếu bạn có cao huyết áp thì không dùng quá 3g/ngày.
8. Những chất tạo vị ngọt không có năng lượng
Saccarin, cyclamat, aspartam, acesulfam K. Có thể dùng thay thế các chất tạo vị ngọt có năng lượng trên người tiểu đường.
Trên thị trường có những loại đường người bệnh tiểu đường có thể dùng như: Aspartam, Sussli, Sweet'n low, Equal.
(Theo Tretoday)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.