Bệnh nhân bị nhiễm Candida phổi thường sốt kéo dài, đây là triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất. Các triệu chứng viêm phổi xuất hiện: ho, khạc đờm, đau ngực và khó thở. Nhưng khi khám lâm sàng và các xét nghiệm thường quy lại không có triệu chứng gì đáng chú ý. Chụp phim Xquang lồng ngực có thể cho thấy hình ảnh thâm nhiễm khu trú hoặc lan tỏa ở một hoặc hai phổi. Hình ảnh nốt kê hay gặp nếu nấm lan truyền theo đường máu đến phổi gây bệnh Candida lan tỏa, nhưng chỉ xuất hiện trễ trong giai đoạn cuối của bệnh. Các biểu hiện ngoài phổi có: tổn thương da, viêm cơ, viêm nội nhãn có thể là những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm nấm huyết. Các triệu chứng ở nhiều cơ quan xảy ra trước hoặc đồng thời với các triệu chứng ở phổi, đặc biệt là tổn thương ở thận và suy cơ tim xảy ra khi nấm lan truyền theo đường máu. Một số biểu hiện khác của bệnh nấm phổi gồm: viêm phế quản cấp hoặc mạn tính, hen phế quản dị ứng. Bệnh Candida phế quản phổi dị ứng là một hội chứng biểu hiện gồm: hen phế quản, cấy đờm phát hiện được nấm albicans, thâm nhiễm phổi thoáng qua, phản ứng da với kháng nguyên Candida albicans...
Lời khuyên của bác sĩ
Việc phòng ngừa nhiễm Candida ở phổi đạt được tốt nhất bằng cách loại trừ hay giới hạn những yếu tố có khả năng làm Candida ký sinh và hít vào phổi bệnh nhân.
Ở trên đã cho chúng ta biết, nấm Candida có trong đường tiêu hóa, đường sinh dục nữ và trên da người; lượng nấm tăng khi điều trị kháng sinh hoặc khi sức đề kháng của cơ thể bị thương tổn; khi bệnh nhân phải đặt catheter nội tĩnh mạch và các ống thông bàng quang dễ làm cho nấm xâm nhập; nấm thường tấn công khi cơ thể bị suy yếu do hóa trị liệu, do bệnh u hạt mạn tính, do điều trị bằng thuốc corticosteroid, do bệnh đái tháo đường, do vết thương... Vì vậy chúng ta có thể phòng chống bệnh nấm Candida phổi bằng các biện pháp như sau: Khi phát hiện bệnh nấm, cần điều trị tích cực nhất là nấm ở miệng, họng để tránh hít phải nấm vào phổi. Không sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi vì rất dễ làm mất cân bằng vi khuẩn chí trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển gây nhiễm nấm cơ hội. Chăm sóc tốt bệnh nhân phải đặt catheter nội tĩnh mạch, đặt ống thông bàng quang... để tránh nhiễm nấm vào máu.Không bao giờ tự ý dùng thuốc corticosteroid vì làm suy giảm miễn dịch của cơ thể dễ nhiễm nấm.Điều trị tích cực bệnh đái tháo đường, vết thương... để giảm nguy cơ nhiễm nấm, tránh bệnh nấm phổi.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.