Bệnh cơ tim giãn là một bệnh lý của cơ tim không rõ nguyên nhân, gặp ở hầu hết các nước trên thế giới. Lứa tuổi thường gặp nhất là trung niên và thanh niên. Hầu hết các bệnh nhân có độ tuổi từ 20-50. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Các bệnh nhân thường tử vong do cơ tim giãn ra và giảm dần chức năng tâm thu và tâm trương dẫn đến suy tim ứ huyết nặng.
Khó tìm ra nguyên nhân gây bệnh
Bệnh cơ tim giãn (BCTG) là bệnh lý của cơ tim không rõ nguyên nhân, đặc trưng bởi sự giãn ra của các buồng tim và giảm khả năng co bóp của cơ tâm thất trái và/hoặc phải, tăng thể tích tâm thu, tâm trương, cơ tâm thất thường bị mỏng đi. Bệnh có tỷ lệ mắc khoảng 6-8/100.000 người. Đây là một loại bệnh nặng, có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong khá cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân này sau 5 năm là 35% và lên đến 70% sau 10 năm theo dõi. Bệnh cơ tim được Wallace Brigden mô tả từ năm 1957 để chỉ các bệnh cơ tim không do thiếu máu cục bộ cơ tim. Đến năm 1980, WHO đã sử dụng thuật ngữ này để chỉ các bệnh cơ tim không rõ nguyên nhân. Bệnh cơ tim bao gồm bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại và bệnh cơ tim hạn chế.
Các tổn thương cơ tim này do nhiều nguyên nhân không rõ ràng như yếu tố gia đình, yếu tố miễn dịch hay do virut. Những thay đổi về cấu trúc của cơ tim đã đưa đến những rối loạn huyết động như suy giảm nặng nề chức năng tâm thu và giãn tâm thất. Giảm cung lượng tim và thể tích nhát bóp. Giảm khả năng đáp ứng với gắng sức. Hở van hai lá và ba lá do giãn các buồng tâm thất.
Có thể đột tử vì những rối loạn nhịp tim
Theo những nghiên cứu thì đây là bệnh gặp nhiều hơn ở nam giới với tỷ lệ nam/nữ là 3/1. Các bệnh nhân thường tử vong do cơ tim giãn ra và giảm dần chức năng tâm thu và tâm trương dẫn đến suy tim ứ huyết nặng. Nguy hiểm nhất là có tới 50% bệnh nhân cơ tim giãn bị đột tử do rối loạn nhịp tim. Những phụ nữ bị bệnh cơ tim sau đẻ (bệnh cơ tim chu sản) thì thường có tiên lượng tốt hơn, có thể hồi phục chức năng tim hoàn toàn sau vài năm. Tiên lượng phụ thuộc vào việc phát hiện và điều trị bệnh sớm. Hiện nay, ghép tim là một giải pháp khá hiệu quả đối với những bệnh nhân bị BCTG có suy tim nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa. Tuy nhiên, điều đó ở nước ta là một điều còn ở tương lai vì hiện tại chưa một trung tâm tim mạch nào có thể thực hiện được kỹ thuật này, mặt khác, nguồn tạng từ người cho chết não ở Việt Nam vẫn còn quá khan hiếm.
Cần phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để điều trị hiệu quả
Trong giai đoạn đầu của bệnh, việc giảm thể tích nhát bóp có thể được bù bằng cơ chế tăng nhịp tim để đảm bảo lưu lượng. Tuy nhiên lưu lượng tim không tăng khi gắng sức và gây ra triệu chứng khó thở. Có thể trong một thời gian dài các tâm thất bị giãn ra nhưng bệnh nhân không cảm thấy khó chịu gì. Đến giai đoạn sau, cả lưu lượng tim và thể tích nhát bóp đều giảm. Thể tích tâm thu và tâm trương của tâm thất tăng lên, giảm độ bão hoà ôxy máu tĩnh mạch và kết quả là làm tăng chênh lệch về ôxy giữa máu động mạch và máu tĩnh mạch. Tăng áp lực động mạch phổi và sức cản động mạch phổi từ từ do suy tim trái, giảm cung cấp máu thận, tăng tiết catecholamin và kích thích hệ thống renin-angiotensin -aldosterone do cung lượng tim thấp, do đó làm tăng sức cản ngoại biên lại càng làm cho cung lượng tim bị giảm đi nhiều hơn.
Các bệnh nhân bị BCTG thường có triệu chứng như khó thở, ho khan, đau ngực, phù chân, tiểu ít... Các bệnh nhân thường có triệu chứng suy tim nặng giai đoạn 3-4. Tuy nhiên, khoảng 10% các trường hợp phát hiện ra bệnh là do tình cờ chụp Xquang tim phổi thấy bóng tim to hơn bình thường. Khám bệnh nhân thấy có các triệu chứng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên như gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù chân hay toàn thân. Các triệu chứng suy tim trái như có ran ẩm ở phổi, huyết áp hạ....
Điều trị BCTG cũng tương tự như các bệnh nhân bị suy tim do nguyên nhân khác. Cụ thể là ăn nhạt, dùng thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, các thuốc chống đông máu để phòng ngừa biến chứng tắc mạch. Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số dụng cụ có hiệu quả trong điều trị bệnh cơ tim giãn như máy tạo nhịp phá rung tự động có thể cấy được vào trong cơ thể, tạo nhịp ba buồng tim...
BS. Nguyễn Lê Phương // Sức khỏe & Đời sống
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.