Zona là bệnh da do tái hoạt động của virut gây bệnh thủy đậu (virut Varicella Zoster) với biểu hiện nổi các mụn nước trên da và gây đau, rát. Trong thời gian mắc thủy đậu, một số virut xâm nhập các tế bào thần kinh ở tủy sống, thường ở thần kinh cảm giác ngoài da và tồn tại ở trạng thái yên lặng tại các tế bào thần kinh này nhiều năm trước khi tái hoạt động. Sau đó, virut phát triển và di chuyển dọc theo dây thần kinh chi phối cho da gây tổn thương trên da với đặc điểm là tổn thương ở nửa bên người.
Một số yếu tố thuận lợi thúc đẩy virut tái hoạt động là nhiễm khuẩn, nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa, mắc một số bệnh về máu, mệt mỏi, nhiễm lạnh, sang chấn tinh thần, các bệnh gây suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV/AIDS, người ghép tạng...
Bất cứ ai đã từng bị thủy đậu thì đều có nguy cơ bị mắc zona, có thể là người trẻ, người cao tuổi, có thể là phụ nữ hoặc nam giới, tuy nhiên thường gặp ở người nhiều tuổi hơn và bệnh có xu hướng nặng hơn.
Điều trị zona càng sớm hiệu quả càng cao.
Biểu hiện điển hình là tổn thương ở da
Đầu tiên, người bệnh cảm thấy đau nhức, nóng rát theo đường đi của dây thần kinh, hoặc ở một hoặc vài vùng da sẽ bị tổn thương. Sau khoảng 1 ngày, xuất hiện các dát, sẩn đỏ hơi gồ lên trên mặt da rồi tiến triển thành mụn nước ở vùng da bị đau, rát. Các mụn nước hình tròn hoặc bầu dục, có thể lõm ở giữa, lúc đầu chứa dịch trong, căng, trên nền da đỏ, rồi đục dần, sau 4 - 5 ngày nhăn nheo hoặc vỡ ra, khô lại đóng vẩy tiết màu vàng hơi nâu. Mụn nước sắp xếp thành đám, dải dọc theo đường đi của dây thần kinh.
Vị trí tổn thương rất đặc trưng, ở một bên cơ thể (không vượt qua đường giữa người). Thường gặp nhất là vùng ngực, vùng mặt, cổ; thắt lưng, cùng cụt, sinh dục và ít gặp hơn ở chân và tay.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có cảm giác rất đau, rất khó chịu, kéo dài thậm chí hàng tháng hoặc hàng năm sau khi hết tổn thương trên da, thường người cao tuổi đau nhiều hơn và kéo dài hơn người trẻ; hạch bạch huyết xung quanh nơi tổn thương sưng, đau; có cảm giác mệt mỏi, kém ăn hoặc đau đầu, sốt, tùy từng trường hợp. Hiếm gặp hơn là giảm hoặc mất cảm giác, liệt cơ liên sườn, liệt dây thần kinh sọ não số VII và số V.
Bệnh thường tiến triển lành tính, nếu không có bội nhiễm, hệ miễn dịch bình thường, khỏi sau 2 - 4 tuần, khi lành để lại sẹo mất sắc tố. Những người cao tuổi hay gặp biến chứng đau sau zona với biểu hiện đau kéo dài vùng da đã từng bị tổn thương. Nguyên nhân đau là do thần kinh bị tổn thương. Có người cảm thấy ngứa khủng khiếp ở khu vực từng bị phát ban. Trong trường hợp nặng, đau hoặc ngứa có thể gây ra mất ngủ, giảm cân hoặc trầm cảm.
Hình ảnh virut gây bệnh zona.
Nhận diện các thể bệnh zona
Tùy theo vị trí có thể chia thành: zona liên sườn: thường gặp nhất với mụn nước sắp thành đám hay dải dọc theo dây thần kinh liên sườn ở một bên ngực, bụng; zona mặt: thường ở trán, mi mắt, cánh mũi, thậm chí cả niêm mạc mũi, zona vùng mặt nguy hiểm vì dễ có các biến chứng tổn thương mắt như viêm kết mạc, giác mạc, tổn thương thần kinh thị giác; zona vùng cổ: khu trú ở cổ, vai, gáy, mặt trong cánh tay; zona thắt lưng: vùng bụng, sinh dục, đùi; zona vùng cùng cụt: vùng tầng sinh môn, sinh dục ngoài; zona ở tay, chân ít gặp; zona đầu: tổn thương hạch gối, khu trú ở vành tai, kèm rối loạn thính giác, giảm cảm giác 2/3 trước của lưỡi. Đôi khi có liệt mặt ngoại vi.
Việc chẩn đoán xác định thường dựa vào tính chất mụn nước thành cụm, dải dọc theo dây thần kinh, ở một bên cơ thể kèm theo đau và hạch vùng.
Cần đặc biệt lưu ý phân biệt với bệnh do virut herpes: tổn thương đau ít, hay tái phát; viêm da tiếp xúc do côn trùng: có vết tích của côn trùng, tổn thương ở vị trí tiếp xúc với côn trùng, có thể một hoặc nhiều vùng, một hoặc hai bên cơ thể; thuyr đậu: thường gặp ở trẻ em, với mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân, xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, có thể toàn thân, không có hạch.
Điều trị thế nào?
Nếu xuất hiện đau rát và mụn nước trên da, cần đi khám và điều trị càng sớm, hiệu quả càng tốt. Nguyên tắc là kết hợp điều trị tại chỗ và toàn thân.
Cần vệ sinh tại chỗ sạch sẽ, mặc quần áo sạch sẽ tránh bội nhiễm. Hạn chế gãi vì gãi làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn và để lại sẹo. Tùy theo giai đoạn của bệnh mà cách điều trị khác nhau. Giai đoạn đầu, mụn nước chưa giập vỡ chỉ cần bôi dung dịch hồ nước. Nếu mụn nước giập vỡ có thể chấm thuốc màu như xanh metylen. Đồng thời sử dụng sớm thuốc chống virut, càng sớm càng tốt, nhất là trước 72 giờ kể từ khi xuất hiện bệnh sẽ giúp cho nhanh khỏi, đỡ đau, có thể giảm nguy cơ biến chứng đau sau zona;.Sử dụng kháng sinh toàn thân: nếu tổn thương rộng hoặc có bội nhiễm.Có thể cần sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống dị ứng. Vitamin nhóm B cũng có hiệu quả giảm đau và bảo vệ thần kinh.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.