Những bất thường ở lưỡi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như AIDS hoặc ung thư miệng.
Lưỡi được tạo thành từ một nhóm các cơ, giúp nếm thức ăn, nuốt và nói. Lưỡi khỏe mạnh có màu hồng và được phủ bằng các nốt sần nhỏ gọi là nhú lưỡi. Chúng ta sử dụng lưỡi liên tục nên nếu lưỡi có vấn đề như đổi màu, đau nhức hoặc hạn chế cử động có thể gây khó chịu, không thoải mái và lo lắng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất thường ở lưỡi. Phần lớn các vấn đề lưỡi là không nghiêm trọng và hầu hết có thể được giải quyết một cách nhanh chóng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những bất thường ở lưỡi là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như AIDS hoặc ung thư miệng. Vì lý do này, cần đến khám nha sĩ khi có bất thường nào đang diễn ra ở lưỡi.
Những bất thường ở lưỡi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng.
Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi lưỡi có vấn đề:
- Khó khăn khi vận động lưỡi.
- Thay đổi về kích thước, lưỡi có thể quá lớn hoặc đột nhiên bị sưng phồng lên.
- Thay đổi về màu sắc, từ màu bình thường của lưỡi sang màu trắng, màu đỏ hoặc màu đen.
- Cảm giác đau hoặc rát trên lưỡi.
- Xuất hiện tổn thương loét trên lưỡi.
Lưỡi bị đau thường là kết quả của một chấn thương hoặc nhiễm trùng:
- Cắn trúng lưỡi khi ăn nhai, vết bỏng ở lưỡi do nhiệt độ hoặc hóa chất.
- Viêm nhú lưỡi tạo thành một vết sưng đau trên lưỡi.
- Loét aphthe xuất hiện trong lưỡi có tính chu kỳ, gây đau và khó chịu khi ăn nhai, căn nguyên có thể do chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn hormone, stress.
- Hội chứng nóng rát lưỡi thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc người hút thuốc lá nhiều.
Khi lưỡi phồng to rất bất ngờ, lý do có thể là một phản ứng dị ứng. Điều này có thể bịt kín đường thở dẫn đến khó thở. Trong một số trường hợp, đây là tình huống khẩn cấp và cần đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.
Lưỡi trắng có thể do:
Các mảng trắng trên lưỡi, cạo không tróc (bạch sản). Mặc dù không nguy hiểm nhưng bạch sản có thể là tiền thân của ung thư.
Nấm miệng: mảng trắng trong miệng có thể mất đi khi bị cạo bỏ để lại bề mặt rướm máu. Nấm miệng thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người đeo răng giả không vệ sinh tốt, người có hệ miễn dịch suy yếu, HIV, tiểu đường, sau khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài.
Lưỡi đỏ có thể do:
Sự thiếu hụt axit folic và vitamin B12.
Viêm lưỡi bản đồ: nhiều đốm đỏ bao quanh bởi bờ trắng ghồ ghề không đều giống như bản đồ. Thường không điều trị vì không gây khó chịu gì.
Lưỡi đen do các nhú lưỡi trở nên quá dài. Điều đó làm cho chúng nhiều khả năng chứa vi khuẩn. Khi các vi khuẩn phát triển, nó có thể làm lưỡi chuyển màu đen. Tình trạng này không phổ biến và rất có thể xảy ra ở những người không thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Những người dùng thuốc có kháng sinh và hóa trị, những người bị bệnh tiểu đường có thể nhiều khả năng lưỡi có lông màu đen.
Không vệ sinh lưỡi thường xuyên và đúng cách, vi khuẩn trong khoang miệng chuyển hóa những chất tiết ra từ thực phẩm và những chất từ nước bọt thành những chất sulfur dễ bay hơi có mùi hôi, là nguyên nhân gây hôi miệng
Ung thư lưỡi: Vết loét đáy cứng, bờ sần sùi, không đau, xuất hiện bên hông lưỡi không lành sau 2 tuần. Đặc biệt ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc, uống rượu.
Chải sạch lưỡi theo sau mỗi lần chải răng bằng bàn chải hoặc cây cạo lưỡi chuyên dụng và đến khám bác sĩ khi có bất kỳ một tổn thương hay một sự khó chịu nào ở lưỡi là biện pháp hữu hiệu để chăm sóc lưỡi tốt nhất.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.