Rất nhiều nam giới thường xuyên gặp phải tình trạng đau tức tinh hoàn với các mức độ khác nhau, nhưng không hiểu lý do vì sao. Tinh hoàn là một tuyến vừa có chức năng ngoại tiết sản xuất tinh trùng và nội tiết sản xuất hormon chủ yếu là testosterone có liên quan tới chức năng sinh dục của nam giới, đồng thời hỗ trợ việc sản xuất tinh trùng. Do đó tinh hoàn bị đau sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng sinh dục của nam giới.
Đau tức tinh hoàn do nhiều nguyên nhân, cần điều trị để không ảnh hưởng đến chức năng sinh dục.
Tinh hoàn là một khối gồm một bao trắng dày bao trùm mô tinh hoàn, bên ngoài bao trắng dày này là một lớp bao mỏng, gọi là bao tinh mạc, có chứa dịch bên trong. Ở cơ thể nam giới bình thường có hai tinh hoàn. Mỗi tinh hoàn có hình quả trứng, chiều dài từ 3,5-5,5cm, rộng từ 2-3cm với trọng lượng trung bình là 20g. Tinh hoàn sản xuất hormon và tinh trùng - hai yếu tố quan trọng cho tình dục và sinh sản của nam giới. Khi bị đau tinh hoàn, nam giới không chỉ cảm thấy đau ở bìu mà còn có cảm giác mào tinh hoàn như bị phồng lên hoặc có bướu. Cơn đau dễ khiến nam giới cảm thấy bực bội, làm giảm nhu cầu tình dục, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn
Hiện tượng đau tức tinh hoàn thường mơ hồ và không dễ tìm ra được nguyên nhân. Nhìn chung, tinh hoàn là cơ quan rất nhạy cảm, có rất nhiều nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn:
Viêm mào tinh hoàn: Đau do viêm mào tinh hoàn thường đau liên tục và kèm theo các triệu chứng như sốt, da vùng bìu có thể đỏ, sờ thấy mào tinh hoàn sưng to và nắn nhẹ rất đau. Đau khi giao hợp hay xuất tinh. Dương vật bị đau, đau bụng dưới, khi đi bộ hoặc đứng cảm giác đau rõ rệt hơn.
Xoắn tinh hoàn: Là bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng. Biểu hiện là những cơn đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, kéo dài dưới 6 giờ, bìu sưng to, buồn nôn và nôn, đau bụng, một tinh hoàn có thể ở vị trí cao hơn bình thường.
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính: Có thể gây đau tinh hoàn, biểu hiện là đau một bên tinh hoàn, đau âm ỉ hoặc đau liên tục. Bệnh nhân chủ yếu là thanh niên, hiếm gặp ở người cao tuổi.
Thoát vị bẹn: Thoát vị là tình trạng một bộ phận nào đó của cơ thể bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường được giới hạn của nó trong cơ thể. Thoát vị bẹn là bệnh lý hay gặp ở nam giới. Thoát vị bẹn thường xảy ra ở nơi tinh hoàn được nối với cơ thể. Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh thấy tức nặng ở vùng bẹn bìu, kèm theo cảm giác đau tức nặng là một khối sà xuống bìu, một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Bìu này càng to thêm khi người bệnh đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng, nằm nghỉ khối phồng nhỏ lại hoặc mất hẳn. Bệnh thường đòi hỏi phẫu thuật để cắt bỏ và tốt nhất là không nên trì hoãn phẫu thuật.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cảm giác đau không nhiều mà chủ yếu là đau tức, đau tăng khi vận động, hay gặp ở tinh hoàn bên trái, sờ phía trên thấy có búi lùng nhùng như búi giun.
Chấn thương và xuất huyết: Bạn đã bao giờ bị va đập tinh hoàn cực mạnh. Cú va đập có thể khiến bạn ngừng thở trong vòng vài giây nhưng bạn có thể kéo mình trở lại. Đôi khi, một chấn thương nặng có thể khiến máu chảy ra ngoài túi bìu. Tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng cách nghỉ ngơi tại giường hoặc phẫu thuật dẫn lưu.
Nang mào tinh hoàn: Nang mào tinh về cơ bản là một u nang phát triển trong ống dẫn tinh trùng. Trong phần lớn các trường hợp, nang này là lành tính vì nó được hình thành do sự tích lũy của tinh trùng. Nếu nang mào tinh quá lớn có thể dẫn đến căng tức và gây đau.
Ngoài ra, đau tinh hoàn cũng có thể do bị chấn thương hay các yếu tố sinh lý như khi hưng phấn tình dục, máu dồn về dương vật nhiều có thể ảnh hưởng đến các mạch máu ở tinh hoàn, gây căng tức tinh hoàn; kích thích khi thủ dâm, quan hệ tình dục với thời gian cương cứng dương vật lâu,...
Cần làm gì khi tinh hoàn đau tức?
Nhiều trường hợp đau tức tinh hoàn có thể trị khỏi bằng các thuốc giảm đau kháng viêm thông thường, còn các trường hợp khác, cần chữa trị nguyên nhân. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đau tức tinh hoàn khó tìm thấy nguyên nhân. Cũng có nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn có thể ảnh hưởng tới tinh trùng. Nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân, hậu quả có thể sẽ rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ mất vĩnh viễn một hoặc cả hai tinh hoàn. Do vậy, nếu tinh hoàn của bạn bị đau khi sờ vào hoặc đau kéo dài quá một ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân và phương án điều trị tốt nhất.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.