Thuốc được dùng cho bệnh suyễn có thể chia làm 2 loại: thuốc dùng đường toàn thân (uống, chích thịt, chích gân) và đưa trực tiếp vào phổi.
Để đưa thuốc trực tiếp vào phổi phải thông qua một số dụng cụ như ống hít, buồng hít, máy phun khí dung. Để biết thêm các dụng cụ này, vui lòng nhấp chuột vào đây.
Ngoài ra, để chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị bệnh suyễn (cũng như một số bệnh khác của đường dẫn khí), bác sĩ của bạn sẽ phải sử dụng các các thiết bị như Dụng Cụ Đo Lưu Lượng Đỉnh (Peak Flow Meter – Lưu Lượng Đỉnh Kế), máy Đo Chức Năng Hô Hấp (Spirometer – Phế Dung Kế).
Lưu lượng đỉnh kế
Lưu lượng đỉnh kế là thiết bị đơn giản, giá cả không đắt, dễ dàng mang theo người. Thiết bị này giúp bạn xác định luồng khí từ phổi thổi ra qua miệng (đánh giá mức độ tắt nghẽn đường dẫn khí một cách đơn giản nhất). Kết quả của lưu lượng đỉnh giúp bệnh nhân xác định khi nào cần phải hít hay phun khí dung thuốc cắt cơn suyễn – thậm chí trước khi có triệu chứng của hen suyễn xảy ra (ho, khò khè, nặng ngực, khó thở) – điều này giúp bệnh nhân tránh được cơn hen suyễn xảy ra.
Lưu lượng đỉnh kế cũng có thể giúp bạn và bác sĩ của bạn xác định:
Lưu lượng đỉnh kế có thể đặc biệt hữu ích đối với những người bị suyễn dai dẵng mức độ trung bình hay nặng mà phải dùng thuốc dự phòng hen suyễn hàng ngày.
Cuối cùng, sử dụng lưu lượng đỉnh kế có thể giúp bạn biết khi nào bệnh suyễn của bạn trở nên tốt hơn hay xấu đi.
Máy đo chức năng hố hấp (spirometry – phế dung kế)
Trong y khoa nói chung, đăc biệt là trong hen suyễn nói riêng, bước đầu tiên để điều trị hiệu quả là phải có chẩn đoán chính xác.
Đo chức năng hô hấp là một test thường được sử dụng nhất trong chẩn đoán suyễn. Chẩn đoán suyễn cần 3 yếu tố: lâm sàng (bao gồm cả tiền sử bệnh), Xquang phổi và đo chức năng hô hấp. Trong đó, đo chức năng hô hấp là quan trọng nhất, chỉ có đo chức năng hô hấp mới cho phép bác sĩ khẳng định chẩn đoán hen suyễn. Ngoài ra, đo chức năng hô hấp còn giúp bác sĩ của bạn đánh giá mức độ trầm trọng của hen suyễn cũng như theo dõi diễn tiến, kết quả điều trị hen suyễn.
Đo chức năng hô hấp là một test đo hơi thở, rất đơn giản và không gây đau đớn, giúp đánh giá chức năng hô hấp, đặc biệt là chức năng tống khí ra ngoài của phổi.
Hen suyễn là bệnh rất dễ bị bỏ qua, các triệu chứng hen suyễn đến rồi đi, ngoài cơn hen suyễn bệnh nhân gần như bình thường. Hơn nữa, một số bệnh nhân bị hen suyễn đôi khi có triệu chứng rất mơ hồ, chẳng hạn như chỉ có ho khan hay chỉ có nặng ngực. Trong những trường hợp này, hen suyễn rất khó chẩn đoán và bị bỏ quên cho đến khi chức năng phổi trở nên tồi tệ, hen suyễn mới được chẩn đoán, và … quá muộn màng để cứu vãn. May mắn thay, với phế dung kế, ngày nay việc chẩn đoán hen suyễn trở nên thuận tiện hơn, ngay cả trong giai đoạn sớm.
(Theo Báo hensuyen)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.