Bệnh nấm sporotrichum hay gặp ở đàn ông khoẻ mạnh, dưới 30 tuổi, nhất là những người làm vườn, làm ruộng, thợ nề, người trồng hoa hoặc bán hoa, những người tiếp xúc với đất. Bệnh gây viêm khớp, áp-xe não, viêm màng não rất nguy hiểm.
Tìm hiểu về loại nấm gây bệnh
Nấm sporotrichum schenckii là một loài nấm lưỡng dạng. Trong tự nhiên, loại nấm này thường sống trong đất và trên các cây. Bệnh còn có ở các loài động vật gặm nhấm. Từ năm 1898, bệnh được mô tả lần đầu tiên ở Mỹ bởi Schencki, sau đó Beumann (1903) và Ramond phát hiện ở châu Âu. Năm 1912, Beurmann và Gougerot mô tả chi tiết hình dạng của loại nấm gây bệnh. Ở người, bệnh xuất hiện khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất ở Mỹ, Mehicô, bệnh cũng thấy ở Pháp, Nga, Nam Phi. Ở Việt Nam, bệnh này thường gặp ở miền Bắc. Người mắc bệnh thường là đàn ông khoẻ mạnh, dưới 30 tuổi, hay gặp ở những người làm vườn, làm ruộng, thợ nề, người trồng hoa hoặc bán hoa, nông dân, công nhân các nông lâm trường, những người tiếp xúc với đất, nhưng bệnh ít gặp ở trẻ em.
Nấm Sporotrichum schenckii gây bệnh ở người.
Nấm gây ra nhiều thể bệnh
Nấm sporotrichum schenckii gây ra nhiều thể bệnh như sau:
Thể da bạch huyết: thể bệnh này gặp ở mọi lứa tuổi, khi da, niêm mạc bị xây sát, tiếp xúc với những nơi có nấm như đất, cây, hoa… nấm dễ có điều kiện xâm nhập vào da rồi lan truyền theo đường máu hay đường bạch huyết. Thời gian ủ bệnh thường từ 20 - 90 ngày, sau đó xuất hiện những tổn thương ở da gồm các gôm, cục sẩn nổi gờ trên mặt da. Vị trí thường gặp phần lớn là những vùng da hở ở cẳng chân, cánh tay, cẳng tay. Đặc biệt, gôm sẩn mọc trên đường bạch huyết. Những gôm, sẩn cục phát triển nhanh, lúc đầu thì cứng, di động, không đau nhưng sau đó thì mềm thành mủ, thường đau và không di động. Sự hoá mủ bắt đầu từ bề mặt và điểm giữa của gôm, làm cho gôm mềm nhũn ở giữa, còn bờ viền xung quanh thì hơi cứng. Khi chích nặn, có ít mủ hơi quánh, màu hơi vàng, không có kén ngòi như viêm da mủ và đây cũng là hình thái đặc trưng của bệnh. Tổn thương có thể tiến triển thành áp-xe nhỏ hoặc áp-xe lớn nằm sâu dưới da, có màu hồng nhạt, thường không tự vỡ mủ. Khi chích nặn thì thấy bệnh phẩm đặc quánh như dầu có màu vàng chanh.
Thể tổn thương da: sau thời gian nhiễm nấm, bệnh nhân phát bệnh với các biểu hiện tổn thương da có dạng sùi như hạt cơm hay mụn cóc, có thể thành u to nhưng không lan ra mạch bạch huyết.
Thể tổn thương niêm mạc: bệnh nhân thấy tổn thương là những u nhú dạng mụn cóc có mủ, loét. Những tổn thương hay gặp ở niêm mạc mũi, miệng, họng… và rất dễ nhầm lẫn với viêm da do vi khuẩn.
Thể bệnh ở xương khớp: bệnh nhân thường bị đau, viêm, cứng khớp. Tổn thương chủ yếu ở những khớp lớn như khớp gối, khớp khuỷu, cổ chân, cổ tay; các khớp hông và khớp vai ít bị bệnh.
Thể lan tỏa: tuy những người bình thường có thể bị bệnh nấm Sporotrichosis lan tỏa nhưng hiếm gặp. Thể bệnh này chủ yếu thấy ở những người suy giảm miễn dịch. Bệnh nhân thường có các triệu chứng: mệt mỏi, ho, sốt nhẹ, tổn thương thùy trên của phổi, có thể ho ra máu, dần dần tạo thành hang ở phổi. Bệnh nhân cùng có những biểu hiện ở cơ quan khác như tổn thương ở da và xương, có thể gặp áp-xe não, viêm màng não.
Xét nghiệm: mủ, dịch viêm, sinh thiết mô nhuộm soi có thể thấy những tế bào nấm hình oval, hình điếu xì gà. Nuôi cấy bệnh phẩm có thể thấy nấm phát triển sau 3 - 7 ngày, khuẩn lạc dạng sợi có màu kem hoặc màu đen. Soi dưới kính có những sợi nấm mảnh. Chẩn đoán miễn dịch như làm test da, dùng phản ứng ngưng kết bổ thể giúp chẩn đoán bệnh.
Bệnh cần phân biệt với một số bệnh là: lao da, giang mai, sẩn do côn trùng đốt, leishmaniasis, phong và các bệnh nấm sâu khác.
Điều trị tích cực dài ngày
Phương pháp điều trị hiện nay vẫn được ứng dụng là uống dung dịch iodua kali liều tăng dần từ 2 - 4 - 6 - 12 gam trong ngày trong nhiều tuần. Với thể lan toả, có thể dùng thuốc chống nấm như itraconazol, ketconazol và amphotericin B.
Có thể kết hợp điều trị bằng thuốc chống nấm như intraconazole 400mg mỗi ngày hoặc terbinafine 250mg dùng 2 lần mỗi ngày sẽ có hiệu quả nhưng cần phải được điều trị kéo dài. Cần duy trì việc điều trị ít nhất 1 tháng sau khi các tổn thương của da đã lành hẳn.
Lời khuyên của bác sĩ
Bệnh nấm sporotrichum schenckii gây các tổn thương sâu rộng ở nhiều cơ quan, đặc biệt nguy hiểm khi viêm màng não, áp-xe não…khiến điều trị khó khăn, dài ngày. Vì vậy, việc phòng bệnh có ý nghĩa quan trọng. Các biện pháp phòng bệnh đơn giản mà hiệu quả gồm: sử dụng các phương tiện bảo hộ khi lao động như đi ủng, đeo găng tay khi phải làm việc với đất, xác động thực vật có nguy cơ nhiễm nấm cao. Tránh để vết thương trầy xước da tiếp xúc với đất cát, thực vật, hoa...
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.