Mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người cùng háo hức chuẩn bị đón mừng năm mới với bao hy vọng rằng năm mới sẽ mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm có thể xảy ra các biến chứng tim mạch ở những người có nguy cơ cao và đặc biệt là ở những người có bệnh tim mạch cho dù là tiềm ẩn hay đã có biểu hiện trên lâm sàng. Do vậy, những hiểu biết về ảnh hưởng của thời tiết cũng như các sinh hoạt trong ngày Tết đến bệnh lý tim mạch sẽ giúp chúng ta có thể chủ động phòng ngừa một cách tích cực các bệnh lý này.
Ảnh hưởng của tâm lý và thể lực
Nguy cơ bị bệnh động mạch vành tăng cao vào các ngày đầu năm so với những ngày khác trong năm. Nguyên nhân có thể là do chủ quan của bệnh nhân bị bệnh vào ngày nghỉ Tết nhưng trì hoãn không đi viện, hoặc do khách quan là có sự thay đổi trạng thái từ nghỉ ngơi kéo dài trong các ngày nghỉ cuối năm sang trạng thái hoạt động, làm tăng Ảnh hưởng của thời tiết
Khí hậu nước ta khác biệt khá nhiều giữa hai miền Nam Bắc, nhất là vào dịp Tết khí hậu thường lạnh ở miền Bắc và nóng ở miền Nam. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị tử vong do nguyên nhân tim mạch ở thời điểm tháng 12 và tháng 1 cao hơn 33% so với thời điểm từ tháng 6 đến tháng 9. Tỷ lệ bị nhồi máu cơ tim vào các tháng mùa đông tăng 53% so với các tháng mùa hè.
Một yếu tố thay đổi theo mùa ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân là nhiệt độ. Người ta thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa nhiệt độ trung bình của tháng với tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành. Nhiệt độ thấp (thời tiết lạnh) làm tăng tiết các catecholamin dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp do vậy làm tăng nhu cầu ôxy của cơ tim. Đồng thời các catecholamin cũng gây co thắt động mạch vành làm giảm cung cấp máu và ôxy cho cơ tim. Nếu động mạch vành của bệnh nhân đã bị tổn thương có thể sẽ gây ra triệu chứng đau ngực hay gây nhồi máu cơ tim cấp. Huyết áp mùa đông tăng cao hơn huyết áp mùa hè khoảng 5 mmHg, sự duy trì liên tục mức tăng huyết áp này làm tăng tới 21% các biến chứng tim mạch trong mùa đông.
Ảnh hưởng của thuốc lá
Các nghiên cứu cho thấy vào dịp lễ Tết lượng tiêu thụ thuốc lá tăng vọt. Thuốc lá làm rối loạn chức năng điều hòa mạch máu (vận mạch), hoạt hóa tiểu cầu, tăng đông máu, tăng huyết áp và nhịp tim, khởi phát và thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch tiến triển. Tiết trời lạnh vào dịp Tết cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và độ nhớt của máu làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi.
Ảnh hưởng của rượu, bia
Vui quá chén sẽ có hại cho tim. |
Tết cũng là dịp có lượng tiêu thụ bia rượu tăng vọt. Những người uống quá nhiều rượu, bia trong một thời gian dài có nguy cơ cao bị bệnh gan, dạ dày... và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, những người không uống nhiều rượu bia thường xuyên, nhưng chè chén say sưa với lượng rượu, bia lớn trong ngày Tết, kỳ nghỉ cuối năm thường có các triệu chứng khó chịu ở ngực như hồi hộp, tức ngực, đôi khi có ngất. Uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài có thể gây ra các biến chứng tim mạch trầm trọng như suy tim ứ huyết, tăng huyết áp, tai biến mạch não, rối loạn nhịp tim và đột tử. Các triệu chứng của bệnh cơ tim do rượu thường âm thầm, tuy nhiên một số bệnh nhân có biểu hiện suy tim ứ huyết cấp. Các triệu chứng thường gặp là khó thở khi gắng sức và những cơn khó thở kịch phát vào ban đêm, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực do những cơn rung nhĩ kịch phát, những cơn rối loạn nhịp nhanh trên thất. Các bệnh nhân nghiện rượu không có bằng chứng bị bệnh tim thường đi khám vì hồi hộp, khó chịu ở ngực, hay ngất, đặc biệt sau những cuộc chè chén say sưa với một lượng rượu lớn trong ngày nghỉ cuối năm. Các triệu chứng đó được gán cho một cái tên là "Hội chứng tim sau ngày nghỉ".
Để làm giảm ảnh hưởng của thời tiết và các sinh hoạt trong ngày Tết đến các bệnh lý tim mạch, chúng ta nên có một chế độ sinh hoạt điều độ, đúng giờ, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột. Bệnh nhân bị tăng huyết áp, bệnh động mạch vành hay bị suy tim nên dự trữ đủ lượng thuốc trong dịp Tết và tự theo dõi trị số huyết áp thường xuyên, đặc biệt là khi có các triệu chứng bất thường để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
TS. Nguyễn Quang Tuấn // Sức khỏe & Đời sống
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.