Chúng rất đa dạng như: hội chứng rối loạn thái dương hàm, sứt mẻ răng cho đến bệnh nướu răng hay hơi thở có mùi... Đây là những căn bệnh ít được quan tâm nên dễ bị bỏ qua nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
1. Bệnh TMJ
TMJ hay hội chứng rối loạn thái dương hàm (temporomandibular joint syndrome) là tình trạng khớp giữa hàm trên và hàm dưới không hoạt động đúng chức năng. Đây là một trong những khớp phức tạp nhất của cơ thể, đảm nhận chức năng vận động giúp hàm dưới chuyển động ra vào, tiến lùi nhịp nhàng. Bất cứ trục trặc nào đều gọi là rối loạn thái dương hàm, khi mắc bệnh người trong cuộc thường cảm thấy có tiếng kêu lốp cốp, hay tiếng lục cục, thậm chí còn bị kẹt khi vận động hàm. Hiện vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác của hội chứng này, nó thường phát sinh đau đầu, đau khi ngáp, khi há miệng hoặc khi nhai, hàm bị kẹt, bị đơ cứng hoặc đưa ra trước, suy yếu cơ hàm… Điều trị rất đa dạng như: nghỉ ngơi, dùng nhiệt ẩm hay dùng các thuốc như: thuốc giãn cơ, aspirin hoặc những chất giảm đau không cần kê toa, thuốc kháng viêm hoặc phẫu thuật.
2. Bệnh sứt mẻ răng
Sứt mẻ răng, mòn rạn men răng là căn bệnh khá phổ biến. Thủ phạm chính là do axít, nó thẩm thấu vào thành phần khoáng của răng, làm mềm men răng khiến men răng dễ bị mòn vẹt và rạn nứt, sâu răng và gây hiện tượng răng mẫn cảm thái quá với thức ăn nóng, lạnh. Để hạn chế, nên giảm bớt thực phẩm có chứa nhiều axít như: nước uống có ga, nước tăng lực, trà đặc… Nếu sứt mẻ răng kèm ngứa lợi thì có thể là triệu chứng của viêm lợi, nên đến gặp bác sĩ nha khoa khám và tư vấn và khắc phục kịp thời, nhằm hạn chế những tổn thương vĩnh viễn.
3. Bệnh vết xăm do hỗn hợp chì - thủy ngân
Đây là căn bệnh xuất hiện các “vết nhơ” hỗn hợp chì và kim loại tình cờ thâm nhập vào niêm mạc lưỡi, vòm, miệng hay vùng lợi bên cạnh răng đau khi bệnh nhân được chữa răng, trông giống như một hình xăm nhỏ sắc tố đen, xanh hay xám mà không hề có triệu chứng. Nên đi khám và tư vấn nha sĩ để kiểm tra và khắc phục.
4. Bệnh nướu răng
Nướu răng là một trong những bệnh răng lợi phổ biến gây suy yếu sức khỏe răng và gây rụng răng. Bệnh nướu răng thường do vi khuẩn tích tụ bám quanh đường viền nướu. Viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng. Các triệu chứng bao gồm: sưng tấy đỏ, và chảy máu nướu răng. Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giúp ngăn ngừa bệnh nha chu. Không nên hút thuốc lá, ăn uống đủ chất, giảm stress và tránh vật cay nóng. Khi mắc bệnh nên đi khám, điều trị càng sớm càng tốt.
5. Viêm nha chu
Giai đoạn tiếp theo của bệnh nướu răng là viêm nha chu, hoặc nhiễm trùng nướu. Viêm nướu răng thường gây tụt lợi, tạo thành túi rỗng giữa răng và nướu. Các túi rỗng này tích tụ cao răng, mảng bựa răng và thực phẩm dư thừa dẫn đến nhiễm trùng và áp-xe. Bệnh tiến triển gây ảnh hưởng đến răng và là nguyên nhân hàng đầu gây rụng răng ở người lớn.
6. Bỏng Aspirin
Bệnh bỏng aspirin là căn bệnh ít được đề cập, nó liên quan đến việc dùng viên aspirin kẹp trong má bên cạnh một chiếc răng đau với hy vọng làm giảm đau răng nhanh hơn. Đáng tiếc, axít trong aspirin lại gây bỏng, tạo ra các tổn thương trên nướu hoặc trên má phía trong miệng. Khắc phục bệnh bỏng aspirin tương đối đơn giản, dùng thuốc giảm đau và đôi khi bỏng aspirin tự khỏi sau hai tuần mà không phải chữa trị gì.
7. Sâu răng, áp-xe, răng biến màu
Dùng chỉ nha khoa và đánh răng hàng ngày, đi khám nha khoa thường xuyên giúp ngăn ngừa các vấn đề như: sâu răng, áp-xe, và răng màu răng. Khi mắc các loại bệnh này không nên xem thường bởi nhiễm trùng răng miệng có thể lây lan vào mặt, xương sọ, và thậm chí vào máu.
8. Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là căn bệnh gây phiền toái cho nhiều người, và do nhiều nguyên nhân như thức ăn dư thừa tích tụ bám vào các kẽ chân răng, do răng khôn mọc lệch, sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm mũi họng, viêm amiđan hốc, viêm dạ dày, viêm thực quản, khô miệng, sức khỏe yếu, do vệ sinh răng miệng kém… Cần phân biệt mùi hôi trong khoang miệng, khi thở ra bằng mũi vẫn có mùi hôi. Để khắc phục, nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đủ chất, tránh dùng thực phẩm dễ gây mùi. Nếu đi khám và điều trị theo nguyên nhân cụ thể và dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.
9. Bệnh “da gà” trên mặt lưỡi
Bệnh “da gà” trên mặt lưỡi là căn bệnh gọi theo dân gian nói về những nốt phồng vô hại nhỏ li ti trên bề mặt lưỡi, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây đau, khó chịu cho người trong cuộc. Nguyên nhân gây căn bệnh đến nay y học vẫn chưa biết hết, có thể do phản ứng đối với thực phẩm hoặc chấn thương lưỡi, cắn vào lưỡi. Đôi khi bệnh tự khỏi sau vài ngày, nếu cần có thể dùng thuốc giảm đau, trường hợp lâu ngày không khỏi nên đi khám và chữa trị ngay.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.