Tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới, những biến chứng của tiểu đường rất đa dạng và phức tạp. Vào mùa hè nhiều bệnh nhân tiểu đường trở nặng do không có chế độ ăn uống, kiêng khem và sinh hoạt phù hợp.
Theo số liệu của Hội nội tiết Trung ương công bố, năm 2013, ở Việt Nam số người mắc đái tháo đường lên tới 5,7% dân số, là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới. Đái tháo đường (ĐTĐ) được coi là một thảm họa sức khỏe toàn cầu, là một căn bệnh mạn tính, một “kẻ giết người thầm lặng”.
Chi phí để điều trị căn bệnh này rất tốn kém bởi khi đã mắc bệnh tiểu đường, người bệnh phải điều trị suốt đời. Những biến chứng của tiểu đường rất nguy hiểm, nhiều khi đe dọa đến tính mạng. Đây là một trong những căn bệnh có nhiều biến chứng nhất và ảnh hưởng tới nhiều cơ quan nhất. Tiểu đường khi biến chứng lên một số cơ quan như tim mạch, võng mạc, thận (gây suy thận), bệnh lý thần kinh ngoại biên....
Theo TS Pradeep Gadge- Trung tâm đái tháo đường Shreva, Mumbai, Ấn Độ, mùa hè là mùa ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh tiểu đường nhiều nhất. Khi nhiệt độ tăng cao, tốc độ trao đổi chất trong cơ thể cũng tăng, người bệnh dễ mất nước và có cảm giác đói. Do vậy việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể thông qua việc ăn uống của người tiểu đường rất khó khăn. Hãy duy trì những thói quen dưới đây nhất là trong thời tiết nóng bức của mùa hè để có một sức khỏe tốt, không bị “đổ ngã” bởi bệnh tiểu đường:
Uống nhiều nước: Vào mùa hè, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, lượng nước mất đi lớn, không gì cần thiết hơn là việc bổ sung nước. Không uống đủ nước có thể dẫn đến mất nước ngay cả đối với người bình thường. Đối với người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị mất nước cao hơn. Đó là do mức độ glucose trong máu cao, khiến thận phải làm việc liên tục để lọc máu, đến một mức nào đó, thận sẽ bị quá tải, nhưng lượng glucose dư thừa vẫn phải được tống ra ngoài qua nước tiểu, nên người bệnh đi tiểu nhiều hơn, họ sẽ dần bị mất nước và cảm thấy khát liên tục. Khát nước và uống nước liên tục cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ một người bị mắc bệnh tiểu đường. Nếu người bệnh tiểu đường kết hợp thêm những căn bệnh như viêm dạ dày ruột, tình trạng sẽ tồi tệ hơn. Tốt nhất người bệnh cần uống 2-3 lít nước trong suốt cả ngày khi ở trong môi trường nóng và ẩm ướt như mùa hè. Bệnh nhân có thể bổ sung nước hoa quả thay cho nước lọc, trà xanh là một trong những thức uống rất tốt cho người bệnh.
Nói không với nước ngọt có gas, rượu và thuốc lá: Những đồ uống như nước ngọt hoặc nước có gas rất thích hợp để loại bỏ cơn khát. Nhưng những thức uống này không phải là một lựa chọn tốt với bệnh nhân tiểu đường. Bởi caffeine trong nước ngọt có tác dụng lợi tiểu và kích thích bàng quang khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn, làm cơ thể mất nước. Ngoài ra chất tạo ngọt nhân tạo cực kỳ có hại cho sức khỏe. Người mắc bệnh tiểu đường mạn tính thường có hệ miễn dịch yếu, khi uống các đồ uống có gas, lạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh như viêm họng, viêm phế quản. Bên cạnh đó việc sử dụng rượu hay thuốc lá ở bệnh nhân tiểu đường mang lại điều tệ hại cho sức khỏe nhiều hơn, bởi hàm lượng cồn trong rượu bia hay chất kích thích như nicotin trong thuốc lá đều làm ảnh hưởng không nhỏ tới hệ miễn dịch của người bệnh, làm suy yếu hệ miễn dịch trước sự tấn công của mầm bệnh phát tán trong môi trường vào mùa hè.
Ở trong nhà - tránh ra ngoài nắng: Người bệnh nên ở trong nhà, những nơi mát mẻ, tốt nhất không nên ra ngoài trời từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Vì bệnh nhân tiểu đường rất nhạy cảm, họ dễ bị dị ứng da, nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài. Nếu bắt buộc phải ra ngoài trong thời gian này, bạn nên che chắn cơ thể, không để da tiếp xúc với ánh nắng mạnh. Những nhiễm khuẩn da nhỏ hoặc dị ứng có thể trở nên trầm trọng hơn. Những vết thương hở vô cùng nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường, vì da của người bệnh thường khó lành và dễ bị nhiễm khuẩn. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn cần phải được điều trị bằng kháng sinh. Những vết thương trên da nếu nghiêm trọng cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được điều trị.
Kiểm tra mắt thường xuyên: Theo TS Gadge, hầu hết những người bị bệnh tiểu đường khi biến chứng thường ảnh hưởng tới mắt, có thể là bệnh võng mạc tiểu đường hoặc bệnh tăng nhãn áp. Vào mùa hè thời tiết nóng, ẩm, bệnh nhân tiểu đường dễ bị các nhiễm khuẩn về mắt theo mùa như bệnh viêm kết mạc mùa xuân hoặc các nhiễm khuẩn khác. Do bệnh tiểu đường làm các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc suy yếu, dần dần sẽ làm bệnh nhân dẫn đến nhìn mờ, thậm chí là mù lòa nếu mắc tiểu đường nặng. Tốt nhất nên định kỳ kiểm tra mắt ít nhất 1 năm /0020 lần, nếu mắc tiểu đường thời gian dài nên kiểm tra 3 tháng /1 lần hoặc khi thấy bất cứ các bất thường nào ở mắt, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường.
Duy trì mức độ đường trong máu: Việc kiểm soát đường huyết là ưu tiên số 1 của người tiểu đường. Nên uống thuốc thường xuyên và vào một thời gian nhất định. Đối với người tiểu đường có chỉ định tiêm insulin, cần đảm bảo việc tiêm insulin đúng liều lượng, kỹ thuật và loại thuốc. Đảm bảo thiết bị tiêm an toàn, không để thuốc và kim ở nơi nóng như trong xe ô tô chẳng hạn, bởi nếu thuốc và kim tiêm không bảo đảm nó sẽ không có tác dụng đối với người bệnh. Các vật phẩm dùng xét nghiệm nhanh cũng được lưu trữ ở những nơi an toàn, không để máy xét nghiệm nhanh ở những chỗ nóng sẽ làm hỏng máy. Tốt nhất nên định kỳ đến kiểm tra đường huyết tại bệnh viện, còn các test nhanh chỉ dùng để tự kiểm tra ở nhà.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.