Con nhà tôi 19 tháng tuổi, bé gái nặng gần 11kg.Một tuần nay cháu chảy nước mũi và húng hắng ho 1 vài tiếng vào ban đêm, tự nhiên đêm hôm 04/12/2008 cháu ho dồn dập liên tục,khó thở do ngạt mũi (mũi xanh) khóc đêm đi khám bác sỹ bảo cháu bị Viêm phế quản có thắt và kê đơn thuốc Vetolin dạng xit.Thay cho uống thuốc Brozedex. Tôi xin hỏi là làm cách nào để phòng tránh bệnh này ko xảy ra nữa. Mong sớm nhận được hồi âm.Xin cám ơn (Nguyễn Thị Hoa)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Viêm phế quản ở trẻ em
- Viêm phế quản - phổi là bệnh viêm cấp tính các phế quản nhỏ, phế nang và tổ chức quanh phế nang. Thường viêm rải rác cả hai phổi nên bệnh rất nặng và gây suy hô hấp. Bệnh thường gặp vào mùa đông, tiến triển nặng, dễ dẫn đến tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm 50% toàn thể các bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi và 30% ở trẻ từ 5-12 tuổi. Tỷ lệ tử vong 75% trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
Cũng theo WHO, tổng số tử vong/năm ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới do mọi nguyên nhân là 13 triệu, trong số này viêm phổi chiếm 30% (4,3 triệu). Ở Việt Nam, một trẻ em có thể mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 3-5 lần/năm (tức 8-10 triệu lần trẻ mắc), là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh về đường hô hấp.
Nguyên nhân
Do vi khuẩn Hemophilus influenzae rồi đến tụ cầu, liên cầu, ký sinh trùng, nấm, virus cúm.
Yếu tố thuận lợi
- Khí hậu lạnh, thời tiết thay đổi vào các tháng đông - xuân.
- Trẻ nhỏ, trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng.
- Viêm phế quản còn gặp ở người già yếu, người bị suy giảm miễn dịch.
Nguyên nhân: ô nhiễm môi trường, nhà cửa ẩm thấp, khói thuốc lá. Cơ địa dị ứng hoặc trẻ đang mắc các bệnh sởi, cúm, ho gà.
Những biểu hiện khi bị viêm phế quản - phổi:
- Trẻ thường sốt cao 38-39o.
- Người già và trẻ suy dinh dưỡng có khi không sốt.
- Bệnh nhi thường mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, bú ít hoặc bỏ bú.
- Lúc đầu ho khan, sau ra nhiều đờm rãi, trẻ em không biết khạc đờm thường nuốt.
- Khó thở ậm ạch, thở nhanh nông trên 50 lần/phút; cánh mũi phập phồng, lồng ngực co rút, môi và đầu chi tím tái, khi bệnh nặng thì có thể rối loạn nhịp thở.
- Nghe phổi có ran ẩm, ran rít, ran ngáy rải rác ở một hoặc hai bên phổi.
- Xquang có nốt mờ rải rác ở hai phổi.
- Xét nghiệm máu, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.
Xử trí khi bị viêm phế quản - phổi
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ lui dần. Thường bệnh viêm phế quản - phổi là bệnh rất nặng, điều trị muộn có thể dẫn đến tử vong. Khi bị viêm phế quản - phổi ở trẻ em hay người già cần được theo dõi ở các cơ sở y tế. Nếu nặng cần đưa đi bệnh viện và điều trị bằng các biện pháp sau:
- Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh như penicillin, erythromycin, methixilin, các cefalosporin thế hệ II, III, nhóm quinolon... Kết hợp hai hay ba loại kháng sinh khi cần thiết.
- Khó thở, suy hô hấp thì cho thở ôxy.
- Điều trị các rối loạn điện giải tim mạch, nôn trớ, nếu có.
- Chăm sóc toàn diện: ủ ấm, ăn sữa, uống nước đủ hằng ngày. Giảm ho bằng uống thuốc dân gian như hoa hồng bạch hấp với đường phèn hay nước sắc lá cây rẻ quạt còn gọi là cây xạ căn. Nếu sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt như paracetamol.
Phòng bệnh
- Cho trẻ bú mẹ, ăn đủ chất để nâng cao thể trạng.
- Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh trong nhà trẻ, nhà trường, nhà hộ sinh. Tiêm chủng mở rộng phòng bệnh cho trẻ em theo đúng quy định.
- Không hút thuốc lá trong buồng ngủ có trẻ, trong nhà trẻ.
- Nếu phát hiện có dịch sởi, ho gà, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là dịch cúm gia cầm, phải kịp thời cách ly để tránh lây cho trẻ khác, vì các bệnh này là một trong những nguyên nhân gây biến chứng viêm phế quản - phổi.
(Theo Sức khỏe & đời sống)
Trường của con bạn sau khi điều trị cho cháu khỏi theo chỉ dẫn của B.sĩ bạn cần lưu ý việc phòng bệnh cho bé và khi phát hiện cháu có triệu chứng của bệnh nên điều trị kịp thời cho cháu.
Chúc cháu nhà bạn luôn mạnh khỏe, chóng lớn.
(Theo thuốc & biệt dược)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.