Em bị tử cung nhi hoá . Tử cung của em chỉ có d=19cm (nhưng siêu âm chỗ khác lại là d=28cm). Thật sự em kô biết sao nữa . đi khám bác sỹ cho uống thuốc trong 3 chu kì liên tiếp mà vẫn kô có kinh nguyệt, bởi em bị vô kinh nguyên phát . Và bác sỹ bảo em là sẽ kô có con được . Vậy cho em hỏi có cách nào để giúp em d8ược kô ? Hoặc là nong tử cung, hoặc là phẫu thuật tử cung, hoặc là thay tử cung của người khác liệu có được kô thưa bác sỹ . Ở Việt nam mình có trường hợp như vậy kô thưa bác sỹ ? Rất mong nhận được sự hồi âm sớm . (thy)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Tử cung nhi hoá là một phần của hội chứng suy giảm buồng trứng sớm. Đây là hiện tượng buồng trứng ngưng hoạt động khi chưa đến tuổi 40. Kèm theo đó là hiện tượng tắt kinh hoặc ngưng trệ bất thường.
Suy thoái buồng trứng dẫn đến tử cung không phát triển. Thông thường, đến chu kỳ kinh nguyệt, lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên để đón trứng. Khi buồng trứng không hoạt động, lớp nội mạc mỏng dần như thời niên thiếu. Quá trình bong tróc niêm mạc, rụng trứng không tồn tại.
Tất nhiên, khả năng làm mẹ bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí gần như không còn khả năng sinh sản. "Khu vực giao tranh" cũng bị thu hẹp phạm vi, teo và khô dần. Kèm theo đó, những xúc cảm gối chăn cũng quay về con số không. Người rơi vào tình trạng này luôn tìm cách né tránh "chuyện ấy" vì không cảm thấy hưng phấn như xưa. Trái lại, mỗi khi "nhập cuộc", họ bị đau dớn do âm đạo thu hẹp, khô.
Nguyên nhân gây suy buồng trứng
Một số người cho rằng suy buồng trứng sớm là mãn kinh sớm. Thật ra, mãn kinh sớm là tắt kinh hoàn toàn, trong khi đó, một số người bị suy buồng trứng đột nhiện lại có kinh và mang thai bình thường, nhưng tỉ lệ này rất thấp.
Hội chứng suy buồng trứng sớm xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, có thể kể đến yếu tố di truyền. Nếu người phụ nữ thừa hoặc thiếu một nhiễm sắc thể X hoặc có rối loạn nhiễm thể khác sẽ dẫn đến rối loạn buồng trứng.
Ngoài ra, nguyên nhân có thể do rối loạn hệ miễn dịch. Thay vì ngăn cản các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch lại tấn công chính các cơ quan bên trong.
Mặt khác, việc điều trị xạ trị, hoá trị, phẫu thuật hoặc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục cũng là nguyên nhân phá hỏng cấu trúc buồng trứng. Về lâu dài, hội chứng này ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Bệnh nhân sẽ bị loãng xương, bệnh tim mạch, suy tuyến giáp trạng.
Bệnh nhân cần được điều trị bằng nội tiết tố thay thế. Lưu ý đo nồng độ nội tiết tố FSH và làm xét nghiệm nếu bạn chưa đến 40 tuổi nhưng chu kỳ kinh không đều hoặc mất kinh 3 tháng trở lên.
Bạn nên đi khám tại Bệnh viện Phụ sản TƯ (tại Hà Nội) hoặc Bệnh viện Từ Dũ (tại Tp. Hồ Chí Minh) để được các bác sĩ sản khoa tư vấn trực tiếp và chỉ định điều trị.
Chúc bạn thành công!
Bs.Thuocbietduoc
(Theo thuốc & biệt dược)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.