Con trai tôi được 7 tháng tuổi, ăn uống bình thường nhưng mỗi lần ngủ cháu rất khó ngủ, khi ru ngủ cháu vật vã rất lâu mới ngủ được, giấc ngủ thì rất ngắn hay trở dậy khóc, hay giật mình. Có phải cháu bị bệnh không? (Dương Thị Ngọc Ánh)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Trẻ nhỏ hay khó ngủ cũng là chuyện bình thường, đặc biệt trẻ còn nhỏ do hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ và chưa ổn định, nên chưa tự điều chỉnh được giờ giấc, trẻ hay giật mình cũng là chuyện thường, không có gì đáng lo do các dây thần kinh của trẻ nó chưa hoàn thiện đầy đủ, mọi kích thích nhẹ bên ngoài đều làm cho trẻ giật mình, khó chịu nhưng không đáng lo.
Tuy vậy, tiếng khóc của trẻ - nhất là về đêm, đều dễ làm cho các bậc bố mẹ lo lắng và ảnh hưởng tới sức khỏe, giấc ngủ của cả gia đình.
- Trẻ mới lọt lòng chưa phân biệt được ngày và đêm, chúng thường ngủ tới 16 giờ mỗi ngày và chỉ thức dậy khi đói để bú. Mỗi lần thức dậy, Bé lại khóc để báo cho người lớn biết. Sau khi được bú no, Bé lại ngủ bình thường.
- Trẻ sơ sinh (tới 6 tháng tuổi) vẫn ngủ nhiều nhưng đã bắt đầu có cảm giác về đêm và ngày, giấc ngủ của Bé dài hơn và đều nhau. Bé thức dậy khi đói hoặc tã bị ướt.
- Trẻ nhỏ (từ 1 - 4 tuổi) mỗi ngày còn cần ngủ từ 12 - 14 giờ. Tới 18 tháng, ban ngày trẻ ngủ từ 2 tới 4 giấc. Ngoài 18 tháng, ban ngày trẻ thường ngủ một giấc dài buổi trưa từ 2 - 3 giờ. Từ 3 tuổi, Bé bắt đầu sợ bóng tối nên không chịu đi ngủ một mình vào buổi tối. Nên có một ngọn đèn nhỏ cạnh giường ngủ của Bé.
- Trẻ lớn hơn 4 tuổi cần ngủ mỗi ngày từ 8 - 10 giờ, nhưng phần lớn muốn thức theo người lớn, bởi vậy, khi tới trường hay ngủ gật.
Đôi khi tâm lý lo ngại trẻ nhỏ có thể bị lạnh khi ngủ, nhiều người lớn đã chọn cách “đóng kén” cho trẻ bằng việc mặc quần áo thật dày, kín trước khi đi ngủ. Nhưng trên thực tế đây là cách giữ ấm không khoa học. Bởi quần áo dày, cộm có thể ảnh hưởng tới sự tuần hoàn máu khiến giấc ngủ của trẻ không thoải mái. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ khó ngủ, giảm sức đề kháng. Hơn thế nữa, khi da bị bao bọc lâu sẽ dẫn tới hiện tượng bí hơi, dẫn tới các bệnh ngoài da.
Vì vậy, để đảm bảo bé có một giấc ngủ ngon, hãy mặc cho trẻ một bồ độ đi ngủ dày dặn bằng cottong 100% giúp thấm hút mồ hôi mà vẫn giữ nhiệt rất tốt.
Trong những ngày lạnh, cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, không bị gió lùa. Tốt nhất nên bật điều hoà ở nhiệt độ thích hợp để trẻ không bị lạnh nếu trẻ xoay mình nhiều khiến chăn tuột mất mà người lớn chưa kịp đắp lại.
Ban ngày, trẻ cần mặc nhiều hơn để giữ ấm để hoạt động bên ngoài. Cần lưu ý, khi chọn quần áo cho trẻ, chiếc trong cùng nhất thiết phải chọn loại thấm hút tốt, dễ đóng mở và có độ rộng thoải mái không gây cảm giác khó chịu. Lớp ngoài cùng có thể bằng chất liệu gió, nhung, len để cản gió xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Nếu trẻ khó ngủ:
- Hãy tạo thói quen đi ngủ cho trẻ - có thể là sau bữa ăn cuối cùng trong ngày hoặc sau khi tắm. Đừng phức tạp hóa vấn đề, nếu như bạn không muốn mất thời gian với chuyện cho con ngủ.
- Hãy để cho trẻ có thời gian chuẩn bị trước khi ngủ. Nếu con khóc, bạn đừng quay lại ngay lập tức, nhưng cũng đừng bỏ đi lâu quá khiến cho trẻ cảm thấy tủi thân.
- Đừng làm ồn. Điều này sẽ khiến cho trẻ dễ ngủ và hiểu được rằng đêm khác với ngày.
- Hãy để cho trẻ nghe được một số tiếng động bình thường trong nhà. Nhiều khi, trẻ em thích nghe tiếng động trong nhà và cảm thấy yên tâm vì biết rằng bạn vẫn đang ở bên cạnh.
- Hãy cho con bạn ngủ ở nơi kín gió. Như thế, một đứa trẻ hiếu động sẽ nhanh chóng nằm im và ngủ ngon.
- Nếu con bạn sợ bóng tối, bạn nên để ngọn đèn ngủ có ánh sáng dịu trong phòng.
Chị thử tìm hiểu nguyên nhân gây bé khó ngủ mà chúng tôi đã liệt kê ở trên, từ đó có cách giúp bé khắc khục chứng khó ngủ.
Chúc chị và gia đình sức khoẻ.
(Theo Thuốc & Biệt dược)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.