Con gai tôi dược 4 tháng rưỡi, cháu bị tiêu chảy 10 ngày rội tôi đã cho cháu di khám bác sĩ cho thuốc smecta, thuốc entrogimina, và nước vôi nhì nhưng vân không khỏi, cháu vẫn đi 4-5 lần, phân có màu hơi xanh và chụa vậy tôi phải chữa như thế nào (Lê THị Thu)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Theo thư bạn mô tả thì bé bị tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện của bệnh là: nôn, đi ngoài phân lỏng tóe nước trên 3 lần/ngày, có thể kèm theo đau bụng, sốt, chán ăn, mệt mỏi, khát nước... Tiêu chảy cấp là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật, tử vong ở trẻ hoặc để lại hậu quả dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển của trẻ.
Nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp là bù nước và điện giải mà trẻ bị mất do tiêu chảy và nôn. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn chưa biết chăm sóc trẻ đúng cách, cũng như có quan niệm sai trong điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
4 sai lầm thường gặp trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em
1. Dùng thuốc chống nôn, cầm đi ngoài: khi trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần, các bà mẹ thường cho trẻ ăn lá ổi, hồng xiêm xanh... và các thuốc cầm đi ngoài khác. Trẻ ngừng đi ngoài ngay nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo.
Hậu quả: các tác nhân gây bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn khiến cho bệnh lâu khỏi, thậm chí nặng lên.
2. Tự dùng kháng sinh: các bà mẹ thường tự dùng kháng sinh cho trẻ.
Hậu quả: làm rối loạn thêm vi khuẩn chí (vi khuẩn có ích) trong đường tiêu hóa của trẻ, làm tiêu chảy kéo dài, trẻ hấp thu càng kém.
Lưu ý: sử dụng kháng sinh cần theo chỉ định của nhân viên y tế, áp dụng trong trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn, amip.
3. Kiêng khem: nhiều bà mẹ cho trẻ kiêng thịt, trứng, sữa, cá...
Hậu quả: ở trẻ bị tiêu chảy, khả năng hấp thu đã bị kém đi, lại ăn thức ăn thiếu dinh dưỡng nên không có đủ năng lượng để chống đỡ với bệnh tật.
4. Bù dịch và điện giải không đúng: ngừng cho trẻ bú, chỉ cho trẻ uống nước đường hoặc cho uống oresol không đúng nồng độ quy định.
Hậu quả: không bù được nước và điện giải, trẻ càng mất nước nhiều hơn, tình trạng nặng lên nhanh chóng.
Xử trí đúng khi trẻ bị tiêu chảy là vấn đề mọi bà mẹ cần nắm vững
Đánh giá tình trạng của trẻ:
- Điều trị tại nhà nếu trẻ mất nước mức độ A, nghĩa là: mất nước nhẹ, trẻ tỉnh, khóc có nước mắt, không trũng, uống nước (bú) bình thường, lưỡi ướt. Cho trẻ uống nước và điện gải nhiều hơn bình thường, có thể dùng các dung dịch pha chế tại nhà như: oresol, nước cháo muối, nước gạo rang.
- Đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế khi:
Có dấu hiệu mất nước mức độ B: trẻ kích thích, khóc không có nước mắt, lưỡi khô, khát (bú háo hức).
Có dấu hiệu mất nước mức độ C: trẻ li bì, mệt lả, mắt rất trũng và khô, khóc không có nước mắt, uống kém hoặc không thể bú được.
Những điều lưu ý khi điều trị cho trẻ tiêu chảy tại nhà (mất nước mức độ A):
Với trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú, tăng số bữa bú vì sữa mẹ vẫn được hấp thu tốt khi trẻ bị tiêu chảy và cung cấp cho trẻ lượng nước quý giá.
Dung dịch điều trị tiêu chảy:
Cách pha chế:
- Oresol là dung dịch tốt nhất điều trị tiêu chảy (một gói ORS có chứa: glucoza 20g, NaCl 3,5g, KCl 1,5g, NaHCO3 2,5g). Một gói oresol hòa tan hoàn toàn với một lít nước đun sôi để nguội. Nếu để dung dịch quá 24 giờ thì cần đổ đi và pha dung dịch mới.
- Nước cháo muối: một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch (tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ lọc qua giá cho trẻ uống dần.
- Nước gạo rang: 50g gạo rang vàng, cho một thìa gạt cà phê muối nghiền nát với một lít nước sôi để nguội, cho trẻ uống dần.
Cách cho uống:
- Trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít một bằng thìa. Với trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút.
- Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước: nếu có các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị phục hồi nước và điện giải.
Dinh dưỡng cho trẻ:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ: cho trẻ tiếp tục bú mẹ bình thường, tăng số bữa bú.
Trẻ lớn hơn: cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không nên bắt trẻ nhịn, kiêng khem. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài...
Tránh dùng các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa như: măng, rau cần, ngô và đỗ nguyên hạt.
- Các loại nước có ga gây khó tiêu, đầy bụng.
Phòng tiêu chảy:
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho ăn thêm sau 6 tháng: sữa mẹ bảo đảm vệ sinh, đáp ứng đủ nhucầu dinh dưỡng, có chứa kháng thể tăng cường miễn dịch mà chi phí lại thấp.
- Cho trẻ ăn sam sau 6 tháng với thức ăn đủ dinh dưỡng.
- Sử dụng nguồn nước sạch cho ăn uống và vệ sinh.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc hoặc chế biến thức ăn cho trẻ, và sau khi đi ngoài, thay tã cho trẻ.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
- Tiêm phòng sởi.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn xử trí khi bé bị tiêu chảy cấp. Trường hợp bé đã uống thuốc mà vẫn không đỡ như vậy, bạn nên đua bé đi khám lại để bác sĩ giúp bạn tìm nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả hơn.
Chúc bé mau khỏi.
(Theo thuốc & biệt dược)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.