Tôi năm nay 23 tuổi, bị nứt nẻ gót chân quanh năm, dù không hề làm việc hay tiếp xúc với môi trường bụi bẩn. Đặc biệt về mùa đông, vết nứt còn chảy máu, đau và khó chiu. Tôi đã bôi "Gót sen" một thời gian nhưng không khỏi. Tôi rất mong bác sĩ cho tôi lời khuyên và loại thuốc đặc trị để tôi có thể chữa khỏi bệnh này. Tôi xin chân thành cảm ơn (Dạ Anh)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Trả lời:
Để trị dứt điểm chứng nứt nẻ gót chân, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng và áp dụng các biện pháp sau đây.
Nguyên nhân:
- Do da bị thiếu nước, dẫn đến vùng da ở gót chân bị khô và nứt nẻ.
- Do việc phải đứng quá lâu cộng thêm với nền nhà thô ráp và gồ ghề.
- Tăng cân nhanh và quá dư thừa cân nặng.
- Do việc mang giày, dép không đúng kích cỡ.
- Do một số loại bệnh như tiểu đường, bệnh liên quan đến tuyến giáp, bệnh nấm chân, Eczema
- Ngoài da, nứt gót chân cũng có thể do những nguyên nhân như tuổi tác, thiếu chất, thiếu vitamin và khoáng chất.
Việc khắc phục tình trạng nứt nẻ gót chân, không khó. Đòi hỏi bạn phải có lòng kiên trì áp dụng các cách sau đây:
- Sau khi rửa sạch và lau khô chân, hãy dùng dầu thực vật hydrogenated thoa lên vùng da bị nứt nẻ. Tiếp đó, hãy đeo tất để dầu có thể thẩm thấu vào vùng da thô ráp được dễ dàng hơn. Nên rửa chân vào sáng hôm sau khi thức dậy.
- Nghiền nát trái chuối, rồi đắp lên vùng gót chân. Rửa sạch sau 10 phút.
- Ngâm chân vào dung dịch nước chanh khoảng 10 phút. Chỉ 1 tuần sau, bạn sẽ bị bất ngờ vì hiệu quả tuyệt vời của nó.
- Sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng bạn nên giành khoảng 15 phút để ngâm chân vào nước ấm. Sau đó, lau khô chân và dùng dung dịch một thìa dầu vazơlin trộn với 1 thìa nước chanh, thoa vào vùng gót bị nứt.
Cách làm này không chỉ có hiệu quả điều trị chứng nứt gót chân, mà còn là liệu pháp thư giãn đặc biệt tốt, giúp bạn dễ dàng lấy lại cảm giác thư giãn, thoải mái.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng glicerin trộn đều với nước hoa hồng, cũng nhanh chóng đem lại hiệu quả cao.
Thêm vào đó, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất cũng chính là tác nhân gây nứt gót chân.
Chính vì thế, bạn cần phải bổ sung thêm các loại thực phẩm “chức năng” sau:
- Vitamin: Trong các loại vitamin cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung vitamin E. Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vât, rau xanh, ngũ cốc, lúa mạch, lạc, các loại hạt.
- Canxi: Tập trung nhiều trong sữa, bơ, sữa chua, sữa dê, sữa đậu nành, canh xương, cá, trái cây, súp lơ.
- Sắt: Có nhiều trong thịt lợn, thịt gà, trứng, ngũ cốc, rau xanh, đậu.
- Kẽm: Bạn có thể bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm như thịt gà, thịt cừu, sữa chua, gạo cẩm.
- Chất béo omega-3 axit: Omega 3 axit được tìm thấy trong các loại cá nước lạnh, dầu flax.
Chú ý: Đế nhanh chóng khắc phục tình hình bạn cũng cần lưu tâm thêm một số điều sau:
- Luôn giữ cho đôi chân được khô ráo và sạch sẽ.
- Áp dụng một vài động tác luyện tập cho chân.
- Không nên đi chân trần trên những nền nhà hay mặt phẳng thô ráp, gồ ghề.
- Sử dụng kem dưỡng cho vùng da ở gót chân.
Chúc bạn sớm có gót chân như ý muốn
(Theo thuốc & biệt dược)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.