hotline Hotline: 0977 096 677

Hỏi về bệnh viêm cột sống dính khớp

chào bác sĩ, em bị đau cột sống khoảng 2 năm, toàn thân nhức mỏi em đi khám thì mới biết mình bị viêm dính cột sống khớp, bác sĩ cho em hỏi về chế độ ăn uống như thế nào là đúng, nên kiêng gì và nên ăn gi chế độ luyện tập ra sao, bệnh này chửa có khỏi không , em xin cám ơn. (Nguyễn trần đăng khoa)

(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)

Trả lời:

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh toàn thân, nhưng biểu hiện chủ yếu ở cột sống. Bệnh có đặc điểm là viêm khớp liên đốt sống mạn tính, từ từ dẫn đến cứng khớp cột sống. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới, trẻ tuổi, tiến triển qua nhiều đợt trong nhiều năm, dẫn đến sự dính liền hoàn toàn các đốt sống với nhau và làm hạn chế vận động cơ thể.

Hướng điều trị, ngoài các thuốc giảm đau, kháng viêm, người bệnh cần có một chế độ tập luyện vật lý trị liệu thường xuyên, liên tục, tái khám đúng định kỳ để duy trì tư thế tốt và chức năng vận động.

Cho tới nay vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh viêm cột sống dính khớp mà thường chỉ nhằm xử trí các đợt đau của bệnh. Có hai biện pháp là điều trị chỉnh hình và điều trị bằng thuốc.

Điều trị chỉnh hình

Đây là biện pháp cơ bản gồm các biện pháp dự phòng cần được áp dụng thường xuyên, kể cả ngoài các đợt đau: người bệnh nằm trên một phản cứng (đặt xen giữa đệm và giát giường một tấm ván); phải đặt một gối mỏng dưới đầu; tiến hành các động tác duỗi để chống lại xu hướng gù lưng; tập thể dục giữ tư thế: lưng áp sát vào tường, xương bả vai, u chẩm, gai chậu sau – trên và hai gót chân cũng phải áp chạm tường là đặc biệt cần thiết; thực hiện các bài tập thở hằng ngày để tránh sự giảm biên độ thở.

Các biện pháp chữa bệnh trong giai đoạn tiến triển nặng: chủ yếu là để chỉnh lại tư thế do gù lưng vừa hình thành. Bệnh nhân nằm ngửa, đặt hai túi cát (mỗi túi chứa 1kg – 1,5kg) lên hai vai bệnh nhân, nếu cột sống cổ có xu hướng gù gập ra trước thì cho đặt một túi cát vào trán; giảm dần bề dày của gối đầu; để duy trì kết quả, cần thiết phải cho bệnh nhân đeo một cái đai mà điểm tựa là xương ức và cột sống lưng được tự do (đai kiểu Swain).

Trường hợp có tổn thương ở các khớp ngoại vi có thể áp dụng các biện pháp chỉnh hình khác.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị có hiệu quả nhất là phenylbutazon, nhưng cần được theo dõi chặt chẽ. Các chống chỉ định phải được tuân thủ nghiêm ngặt và khi có một dấu hiệu phản ứng do ảnh hưởng của thuốc như cảm giác nóng rát dạ dày, buồn nôn hay nôn, ban ngoài da, ngứa, chảy máu da – niêm mạc, protein niệu, giảm bạch cầu trong máu thì phải ngừng thuốc ngay.

Phenylbutazon là thuốc cơ bản cho điều trị một đợt tiến triển theo phác đồ: dùng 3 viên (600mg/ngày) trong vòng 10 ngày, rồi tiếp sau cho từ 1-2 viên (500mg/ngày). Trong giai đoạn này cần dùng kèm thuốc giảm đau aspirin 2-3g/ngày (aspirin pH8, aspirin sủi bọt...). Tùy theo diễn biến của bệnh, tiếp tục cho phenylbutazon theo liều giảm dần, trung bình từ 1-1,5g mỗi tuần, rồi giảm xuống liều tối thiểu hữu hiệu cho tới khi đợt tiến triển kết thúc.

Ngoài đợt tiến triển, tùy theo từng trường hợp có thể áp dụng thích hợp: nhiều bệnh nhân không còn biểu hiện lâm sàng có thể ngừng thuốc; một số bệnh nhân khác có thể duy trì cuộc sống tương đối bình thường với thuốc điều trị củng cố như aspirin từ 1-2g/ngày, hoặc với liều nhỏ phenylbutazon theo đường uống hay thuốc đạn đặt hậu môn. Tất cả các trường hợp đều phải áp dụng các biện pháp chỉnh hình.

Các loại thuốc chống viêm: nhiều loại thuốc chống viêm khác cũng có tác dụng tương đối tốt như tilcotil, voltaren, profenid... Trường hợp có tổn thương các khớp ngoại vi có thể kết hợp thêm viên dinh dưỡng và vitamin thành phần có glucosamine sulfate 500mg và chondrovitin sulfate 400mg.

Trong quá trình điều trị, tùy từng trường hợp và diễn biến của bệnh mà kết hợp với biện pháp chỉnh hình, các loại thuốc giãn cơ như myolastan, mydocalm, coltramyl...

Ngoài ra, người bệnh còn có thể áp dụng một số biện pháp khác như châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng thích hợp.

Cần phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm thì kết quả mới khả quan. Mục đích của điều trị là giảm đau, chống viêm, duy trì chức năng vận động của các khớp cột sống và ngoại vi. Bệnh nhân cần xác định thái độ kiên trì điều trị lâu dài, tuân thủ đúng chế độ thuốc men do thầy thuốc chỉ định.

Chế độ sinh hoạt, vận động thế nào khi bị VCSDK?

Bản thân bệnh nhân VCSDK muốn giảm nhẹ đau đớn nên thường để các khớp ở trạng thái hoàn toàn không hoạt động trong một thời gian dài, hậu quả là bị teo cơ bắp và co rút khớp xương, gây tàn phế. Do vậy phương pháp tốt nhất là tích cực điều trị bằng các thuốc chống viêm để kiểm soát đau khớp, rồi từ từ hoạt động các khớp xương.

Trong giai đoạn tiến triển của bệnh, bệnh nhân phải nghỉ ngơi. Khi không vận động phải đặt khớp xương viêm cấp tính ở vị trí thích hợp hoặc dùng nẹp để hạn chế cử động, tránh phát sinh co rút khớp. Trong thời kỳ cấp tính phải kiên trì vận động duỗi thẳng chi và cột sống để giảm nhẹ các cơn đau do co rút cơ gây ra. Khi nằm nghỉ, bệnh nhân phải nằm ngửa trên nền cứng, đầu gối thấp, chân duỗi thẳng hơi dạng để tránh các khớp bị co rút nặng thêm. Với tư thế này nếu có dính khớp thì bệnh nhân vẫn có thể đi lại được.

Tuy nhiên khi bệnh đã đỡ thì cần phải tích cực vận động càng sớm càng tốt để chống dính khớp. Bệnh nhân cần phải hiểu rằng tập vận động khớp và điều trị bằng thuốc đều có tầm quan trọng như nhau. Bệnh nhân phải học cách tự chăm sóc bản thân và thường xuyên tập thể dục, với sự hướng dẫn của bác sĩ để duy trì được tư thế tốt nhất của cột sống, tăng cường cơ lực của các cơ cạnh cột sống và tăng hoạt động của các cơ hô hấp.

Trong thời gian bị bệnh, mỗi ngày cần hoạt động xương khớp nhẹ nhàng 1-2 lần để giúp giảm bớt co cứng khớp. Xoa bóp vùng bị tổn thương giúp cho phục hồi nhanh hơn. Bệnh nhân có thể áp dụng các bài tập thể dục trị liệu hay tập bơi, chơi cầu lông, bóng bàn. Thậm chí sau khi các triệu chứng bệnh đã khỏi thì vẫn phải kiên trì vận động trong thời gian dài để duy trì các khớp xương ở trạng thái chức năng bình thường.

Người bệnh nghiện thuốc lá phải dừng ngay hút thuốc lá để phòng tránh suy hô hấp. Bệnh VCSDK cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh dục của người bệnh. Ở giai đoạn muộn khi cột sống và các khớp đã biến dạng nhiều, khiến cho bệnh nhân thậm chí không thể tự mình sinh hoạt bình thường được. Một số thuốc điều trị cũng ảnh hưởng đến chức năng sinh dục. Bệnh cũng ảnh hưởng cả đến thế hệ con cái của bệnh nhân. Nguy cơ những đứa trẻ của những bệnh nhân có HLA B 27 dương tính bị mắc bệnh VCSDK lên tới 50%.

Do vậy bệnh nhân VCSDK nên cân nhắc kỹ khi lập gia đình và có con. Nên lập gia đình và có con sớm, ở giai đoạn đầu của bệnh khi chưa có biến dạng cột sống và các khớp. Những người VCSDK nếu thấy khớp háng không thoải mái thì nên đi kiểm tra sớm và khám định kỳ. Đối với người khớp háng đã bị cứng đờ, không thể sinh hoạt và làm việc bình thường thì phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.

Bạn đã đi khám và đã được chẩn đoán và chỉ định điều trị, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, lưu ý tái khám theo đúng chỉ định.

Chúc bạn sức khỏe!

Bs.Thuocbietduoc

(Theo Thuốc & Biệt dược)

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư