Em xin hoi la . vo em co bau den thang thu 4, vi co bau lan dau tien len ko biet . da an goi ca song . la ca bien, vay em xin hoi co anh huong gi den thai nho va con cai sau nay khong a??em mong co cau tra loi nhanh nhat de duoc yen tam (minh quan kerea)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Thời kỳ mang thai là thời kỳ chứa đựng đầy vất vả cho người mẹ, đòi hỏi người phụ nữ phải chuẩn bị cả về tinh thần lẫn thể chất, có như vậy việc sinh nở mới mẹ tròn con vuông. Vậy thai phụ cần những chất dinh dưỡng gì trong thời gian này, đâu là những thực phẩm cần thiết?
1-Chất sắt
Sắt là một trong những chất vô cùng cần thiết cho cơ thể, bởi vì thiếu sắt sẽ không thể tạo ra được hemoglobin - thành phần tế bào màu đỏ giúp oxy lưu thông trong máu. Phụ nữ mang thai đặc biệt cần nhiều chất này để cung cấp oxy cho thai nhi, với số lượng gấp đôi bình thường. Các loại thực phẩm giàu chất sắt là thịt nạc, đậu nành, mì sợi, hoa quả, bánh mì và các loại rau xanh.
2-Cacbon hydrat
Theo các nhà khoa học ở Trường đại học Yale (Mỹ), các hợp chất cacbon hydrat trong rau xanh, ngũ cốc không chỉ cung cấp nguồn năng lượng lâu dài cho cơ thể mà những chất xơ trong rau còn giúp ngăn ngừa được cả bệnh tiêu chảy. Những thực phẩm có chứa nhiều cacbon hydrat là gạo, khoai tây, ngô, mì sợi... Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng bạn nên tránh dùng nhiều cacbon hydrat có trong đường.
3-Kẽm
Các nhà khoa học Đức chứng minh được rằng trong mỗi khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai mà có chứa kẽm thì tỉ lệ răng trẻ phát triển tốt sau này cao gấp đôi so với những đứa trẻ bị thiếu kẽm khi mang thai. Lượng kẽm bạn cần ăn là khoảng 20mg mỗi ngày. Các loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm là tôm, cua, sò, hến, sữa, ngũ cốc, thịt.
4-Vitamin A
Vitamin A là chất chính hình thành nên da, xương và mắt, đồng thời tạo ra các tế bào cơ bản giúp phát triển các cơ quan nội tạng của thai nhi. Phụ nữ mang thai thiếu vitamin A thường để lại những khiếm khuyết cho trẻ sau này, do vậy bạn phải ăn nhiều loại thực phẩm, rau quả, thậm chí cả các loại vitamin A bổ sung vào giai đoạn này. Thực phẩm giàuvitamin A là dưa hấu, bí đỏ, đu đủ, quả đào, cà rốt.
5-Vitamin D
Vitamin D giúp trẻ hình thành xương mô và răng. Mặt khác nó cũng giúp thai nhi hấp thụ canxi và phôtpho. Các thực phẩm giàu vitamin D là cá hồi, cá thu, cá trích, lòng đỏ trứng gà và sữa.
6-Protein
Các nhà khoa học xác định được axit amin nằm trongprotein là thành phần căn bản hình thành nên thai nhi. Bạn nên dùng nhiều sữa chua, bơ đậu phộng, đậu nành, trứng, thịt vì chúng rất giàu protein.
7-Axit forlic
Đây là một thành phần của vitamin B, có thể tạo thêm nhiều máu cho thai nhi và mẹ, không những thế nó còn giúp các enzym hoạt động một cách hiệu quả. Một nghiên cứu của các chuyên gia Hà Lan gần đây cho thấy nếu tiêu thụ axit forlic trước khi mang thai còn ngăn chặn cho cơ thể thai nhi không bị khuyết các dây thần kinh - yếu tố làm cho não và các tủy sống hoạt động không được trơn tru. Thực phẩm có chứa nhiều chất axit forlic là rau cần, cải bắp, đậu phộng, măng tây, bông cải, thịt bò nạc, thịt cừu.
8-Các chất béo
Chất béo là nguồn cung cấp nhiều năng lượng quan trọng cho bạn, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng nhiều quá vì sẽ gây béo phì và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Bạn nên ăn các loại thực phẩm như trứng, bơ, sữa, cá ngừ, thịt nạc. Khi đun nấu nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu ôliu, dầu cọ.
9-Vitamin C
Đây là chất cơ bản hình thành colagen, giúp phát triển xương, cơ, sụn, mạch máu ở trẻ. Mặt khác, vitamin C còn giúp ngăn ngừa một số loại bệnh ở trẻ. Phụ nữ mang thai cần sử dụng 65-70mg vitamin C mỗi ngày. Cần ăn những thực phẩm như cải bắp, bông cải, khoai tây, cam, dưa hấu, bưởi.
10-Nước
Nước là chất không thể thiếu trong việc phát triển các tế bào của thai nhi, ngoài ra chúng còn giúp duy trì lượng máu trong cơ thể và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng khác. Nước cũng giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng đường tiết niệu, tiêu chảy. Bạn ăn nhiều thực phẩm như dưa hấu, bưởi, uống sữa và uống nhiều nước.
Ngoài ra cần chú ý ăn chín uống sôi để phòng tránh các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, sẽ ảnh h ưởng đến sự phát triển của thai nhi và phòng chống giun móc. Giun móc là yếu tố tăng cao nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng.
Vậy vợ của bạn cần tránh ăn những món ăn sống như gỏi cá để tránh các nguy cơ nhiễm giun và các loại vi khuẩn khác.
Chúc bạn và gia đình sức khoẻ.
(Theo thuốc & biệt dược)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.