Tôi có con trai 4 tuổi bi binh trái rạ, noài uống thuốc tôi không biết chăm sóc con tôi sao cho đúng cách để con tôi mau hết bịnh, không bi ngứa và tôi rất sợ bị biến chứng về sau, đống thoi con tôi đang bi sổ mũi rất nhiều co màu xanh vàng như vậy có thể uống thuốc tri 2 bịnh 1 lần được không ạ? Mong Bác sĩ chỉ dẫn dùm (Trương Trần Tuấn)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Chăm sóc tại nhà nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng và phòng ngừa lây lan cho người khác, bao gồm việc chăm sóc da kỹ lưỡng, làm dịu triệu chứng ngứa, sự lưu tâm đặc biệt đến tăng cường nước uống và hỗ trợ dinh dưỡng.
Chăm sóc da kỹ lưỡng: da bị ẩm ướt và kém vệ sinh là nguyên nhân gây ngứa thêm cho trẻ, còn là cơ hội cho vi trùng xâm nhập vào tổn thương da gây nhiễm trùng do vậy quan trọng nhất là giữ vệ sinh da đúng cách:
- Cho trẻ chơi, ngủ ở nơi thoáng mát để tránh bị đọng mồ hôi. Quần áo cho trẻ phải mỏng, nhẹ mát, rộng rãi, chọn vải thấm mồ hôi, tránh dùng quần áo quá dầy, có chất len dạ hoặc ủ kín gây ẩm ướt làm trẻ ngứa.
- Giữ gìn da trẻ sạch, thoáng và khô: tắm bằng nước sạch ấm, lau rửa nhẹ nhàng tránh làm vỡ mụn nước hoặc trầy sướt da. Vệ sinh cá nhân, thay quần áo sạch hàng ngày. Cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh tổn thương da do gãi ngứa.
- Quan sát da hàng ngày để phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng các bóng nước bị vỡ, vết trầy sướt, nốt mủ. Bôi tại chỗ dung dịch sát khuẩn có tác dụng làm khô da như dung dịch xanh methylène. Không bôi phấn rôm vì phấn sẽ bám lên vùng da tổn thương gây kích thích.
Dinh dưỡng trẻ bệnh trái rạ:
- Đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất, uống nhiều nước. Cho trẻ ăn những thức ăn bổ dưỡng, dễ tiêu để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ăn nhiều rau quả giúp dễ tiêu hoá. Uống nhiều nước (nước nấu sôi để nguội, nước trái cây, nước cháo, nước canh) giúp da thải độc và đưa chất dinh dưỡng đến da.
Lưu ý tránh những thức ăn có thể gây kích thích hoặc gây ngứa cho trẻ. Hạn chế những thức ăn uống ngọt chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt. Tốt nhất loại bỏ các thức ăn có thể gây dị ứng ngứa da như trứng, hải sản. Tránh các chất kích thích như gia vị, trà, cà phê.
Phòng ngừa lây lan xung quanh: Mọi người đều có thể mắc bệnh trái rạ vì vậy phòng bệnh lây lan là biện pháp rất cần thiết để góp phần ngăn chận bệnh lan rộng thành dịch
- Không cho trẻ đến trường học, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nơi công cộng ít nhất là 5 ngày sau khi phát ban đầu tiên cho đến khi nốt rạ đóng vảy.
- Cách ly trẻ với những người trong gia đình: Cho trẻ ở phòng riêng hoặc ngủ riêng, tránh tiếp xúc gần gũi với những trẻ khác và người xung quanh.
- Giặt quần áo trẻ. Rửa sạch và khử trùng các dụng cụ cá nhân, đồ chơi bị nhiễm dịch tiết mũi họng của trẻ.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ.
Những điều không nên làm khi trẻ bị trái rạ:
- Kiêng tắm, cữ nước, tránh gió làm da ẩm ướt và dơ gây ngứa.
- Đắp lá cây, chọc vỡ các bóng nước gây nhiễm trùng da
- Uống aspirin, dùng thuốc có chứa corticoids dạng uống hay bôi ngoài da làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Đưa trẻ đi khám bệnh ngay: khi trẻ trông mệt, số lượng bóng nước nhiều, có chứa mủ, máu; trẻ có thêm dấu hiệu sốt cao, nhức đầu, đau ngực, đau bụng, đau lưng, thở mệt. Trường hợp bé bọ ho và sổ mũi kéo dài bạn cũng nên đưa bé đi khám, không được tự ý cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Chúc bé mau khỏi.
Bs. TBD
(Theo Thuốc & Biệt dược)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.