Thưa các bác sĩ, cháu có bé bi gần 3 tuổi, bé bị sa trực tràng tòi rất lớn, cháu đã đi chữa 2 lần, lần chữa trị vừa rồi có thu nhỏ hơn chút, có đỡ hơn chút, bác sĩ cho cháu hỏi nếu giờ cháu mua thuốc theo đơn thuốc vừa chữa xong uống đợt nữa có được không ạ ? Các bác sĩ tư vấn cho cháu xem làm sao để có thể khỏi hẳn bệnh này được không ạ ? Nếu được xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều, Cảm ơn các bác sĩ đã quan tâm giúp đỡ cháu (Bùi Thị Thuỷ)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Trẻ em sức yếu, hay bị táo bón, đại tiện lâu ở bô, ngày này qua ngày khác dễ bị sa trực tràng, (lòi dom).
Sa trực tràng là gì?
- Trực tràng là đoạn cuối ruột già, nơi chứa phân trước khi đi cầu. Sa trực tràng là hiện tượng trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra nằm bên ngoài.
Tại sao bé bị sa trực tràng?
- Ở trẻ em, bệnh lý này thường do bất thường cấu trúc giải phẫu chổ gập góc giữa bóng trực tràng và ống hậu môn, kèm theo tình trạng gây tăng áp lực lên tầng sinh môn khi đi cầu như táo bón, tiêu chảy, kiết lỵsẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sa trực tràng.
Bệnh có nguy hiểm không?
- Về phương diện y học, đây là một bệnh lành tính, ít có biến chứng nặng nề, nhưng gây cho bệnh nhi nhiều phiền hà trong sinh hoạt và khối ruột sa ra ngoài làm cha mẹ bé rất hốt hoảng.
Có phải mỗ không?
- Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu, Trưởng Khoa Ngoại Bệnh Viện Nhi Đồng 1, đa số trường hợp sa trực tràng có thể điều trị nội khoa bảo tồn, chờ sự phát triển của cơ thể giúp thay đổi, điều chỉnh cấu trúc giải phẫu vùng đáy chậu. Chỉ can thiệp phẫu thuật nếu trực tràng vẫn còn sa sau 3 tuổi và khối sa có chiều dài trên 3 cm.
- Về điều trị, trẻ cần được điều chỉnh các yếu tố thúc đẩy sa trực tràng như: táo bón, kiết lỵ, tiêu chảy, suy dinh dưỡng.
Cách xử trí sa trực tràng tại nhà
- Cha mẹ có thể theo dõi trẻ tại nhà và trợ giúp bé đẩy khối sa trực tràng lên. Cho bé nằm ngữa, mông kê cao, 2 chân dạng và được một người phụ nắm vào vùng kheo, giữ và giơ chân cao lên. Đứng đối diện mông trẻ, dùng nước ấm vệ sinh sạch khối sa, các ngón bàn tay phải nắm gọn khối sa, ngón cái bàn tay trái đặt vào giữa khối sa trực tràng, từ từ nhẹ nhàng đẩy lên. Trong khi đẩy, người phụ từ từ hạ thấp dần chân xuống và khép dần hai chân lại. Khi khối sa vừa đẩy lên hết cũng là lúc hai chân cháu bé duỗi thẳng, hai nếp mông khép kín. Giữ chân ở tư thế ấy trong một lúc, vì đôi khi chỉ cần trẻ quấy khóc cũng làm khối sa tụt ra trở lại.
Những điều cần lưu ýkhi trẻ bị sa trực tràng
- Không nên ngồi bô hoặc ngồi chồm hổm khi đi tiêu, vì trong tư thế này hậu môn nở rộng và trực tràng ở tư thế thẳng đứng nên dễ bị sa ra ngoài. Nên bồng ngửa trẻ ở tưthế lưng dựa vào lòng mẹ, hai tay mẹ nắm giữ đùi trẻ khép lại, như tư thế “xi” bé đi tiêu lúc nhỏ. Trong trường hợp khối sa bị mắc kẹt bên ngoài không đẩy lên được, thì dùng gạc thấm nước ấm đắp lên khối sa và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Những trẻ sa trực tràng cần được tái khám theo dõi lâu dài theo sự hướng dẫn của bác sĩ, để có chỉ định can thiệp phẫu thuật khi cần thiết.
Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!
Bs.Thuocbietduoc
(Theo Thuốc & Biệt dược)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.