Xin bs cho biết triệu chứng của bênh chàm cấp tính có biểu hiện gi? bệnh có lây sang người khác không?bệnh này do loại ký sinh trùng nào gây nên? tại sao cơ thể lai có thể mắc chứng bệnh này? và cách điều trị nó như thế nào mong bs trả lời giúp? (hà thị tuyết minh)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Chàm là một bệnh da không lây truyền, ngứa, viêm, có thể là cấp, bán cấp hay mạn tính. Biểu hiện bệnh rất đa dạng, nhưng có chung đặc tính: ngứa, có mụn nước sắp xếp thành từng mảng giới hạn không rõ, tiến triển thành từng đợt, dai dẳng, hay tái phát. Hai yếu tố cơ bản phát sinh ra chàm là thể tạng dị ứng và tác nhân kích thích ở trong hay ngoài cơ thể vào thể tạng ấy. Nguyên nhân nào gây bệnh chàm: Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố: Cơ địa và dị ứng nguyên.
- Cơ địa: Có thể có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình bệnh nhân có người bị chàm. Nhiều nghiên cứu cho thấy cơ địa là những biến đổi sinh vật, chuyển hóa các chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh. Tác nhân kích thích bên trong, có thể là bị viêm xoang, xơ gan, các bệnh thận, viêm tai...
- Do dị nguyên gồm nhiều loại như: Lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chloracid, penicillin, streptomycin, noramidopyrin, xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, phân hóa học, thuốc sâu, vi khuẩn, nấm, nọc côn trùng; nhiệt độ nóng, lạnh, độ ẩm, sự cọ xát; quần áo nilon, giày dép cao su, nilong, khăn len, phấn sáp, mỹ phẩm, cây sơn, rau đay, cỏ hoang; các thực phẩm: tôm, cua, cá (cá ngừ và một số cá biển khác.
Điều trị:
Phải tránh dị nguyên, người bệnh cần giúp thầy thuốc tìm để biết đâu là nguyên nhân gây bệnh, khi loại bỏ được nguyên nhân dị ứng là khâu quyết định để chữa khỏi bệnh; dùng thuốc uống phối hợp với thuốc bôi ngoài da; về dinh dưỡng trong đợt cấp, tránh dùng rượu, nước chè, cà phê, thuốc lá, tôm, cua, cá, đồ hộp, rau sống...; không nên dùng các loại thuốc mạnh, nên điều trị thử nếu thuốc không gây dị ứng mới dùng; người bệnh không nên gãi làm trầy da khi ngứa, không dùng các loại: xà phòng, thuốc bôi, đắp theo lời mách bảo của người thân; thuốc bôi có thể dùng các loại: nước muối sinh lý, thuốc tím 1%, Jarish, nước ép hoa quả (dưa gang, bí đao, rau má, lá khế), dùng một trong các loại dung dịch để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết như eosin, milian, nitrat bạc 0,25%-2%; giai đoạn bán cấp: dùng dạng kem như kem corticoide, kem kháng sinh, hồ brocq, dầu kẽm...; giai đoạn mạn tính dùng: mỡ corticoide, mỡ salycylé, ichtyol. Những thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa: kháng histamin, an thần, thuốc giải mẫn cảm (vitamin C liều cao), các loại vitamin D2, A, B2, B6, P, PP... thuốc Đông y; dùng kháng sinh để phòng bội nhiễm.
Chúc bạn thành công.
(Theo Thuốc & Biệt dược)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.