Ngày 23/7, kết quả kiểm nghiệm một số loại nước uống đường phố tại Hà Nội đã được Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam thuộc Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam công bố.
Được biết, trong tháng 7, Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn, Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã tiến hành lấy mẫu độc lập, ngẫu nhiên một số loại nước uống đường phố bao gồm: Mẫu nước trà chanh (phố Nhà Thờ); mẫu nước mía, mẫu nước nhân trần, mẫu nước trà xanh (đường Đê La Thành); mẫu nước ngô, mẫu trà bát bảo, mẫu nước trà đá (phố Cát Linh); mẫu nhân trần khô (Lãn Ông); mẫu nước vối (phố Hoàng Cầu).
Kết quả cho thấy, 90% số mẫu nước nhiễm vi khuẩn ecoli, 100% số mẫu nhiễm vi khuẩn B.cerus. Đây là hai loại vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, 45% mẫu nước uống đường phố nhiễm nấm men và nấm mốc vượt quá giới hạn cho phép; đặc biệt 33% mẫu nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân.
Tuy số mẫu chưa nhiều, nhưng có ý nghĩa cảnh báo về nguy cơ nhiễm vi sinh vật, kim loại nặng ở thức uống đường phố. Mức độ nhiễm “bẩn” ở các mẫu đồ uống và nguyên liệu pha chế này cũng tương tự như nhiều kết quả xét nghiệm trước đó: 60-70% nhiễm vi sinh vật và 20% nhiễm kim loại nặng. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm trong nước uống đường phố còn chưa được các cơ quan chức năng thực sự quan tâm.
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, đây là những nghiên cứu thăm dò ban đầu. Để đánh giá toàn diện và chính xác hơn về thức uống đường phố cần có những nghiên cứu ở quy mô lớn hơn với số lượng mẫu nhiều hơn.
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo, nguy cơ ô nhiễm ở nước uống đường phố là có thật. Vì thế, người tiêu dùng nên lựa chọn những loại nước uống đóng chai, được chế biến và sản xuất bởi những nơi có uy tín, sản phẩm được cấp phép lưu hành.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 87 vụ ngộ độc thực phẩm, hơn 1.800 người mắc, hơn 1.600 người đi viện và 18 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2012, số vụ ngộ độc thực phẩm giảm 4 vụ, số ca ngộ độc giảm 620 người, số đi viện giảm gần 300 người, tử vong giảm 4 người. Nguyên nhân gây ngộ độc có 44 vụ do vi sinh vật, 18 vụ do độc tố tự nhiên, 3 vụ do hóa chất và 22 vụ chưa xác định được nguyên nhân.
Theo VNmedia
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.