1. Ăn bao nhiêu cũng được
Một số người đặc biệt thích sữa chua, nhưng cũng giống như bất kì loại nước uống nào được dùng trong bữa ăn, nhiều người cảm thấy, ăn sữa chua làm cho bụng khó chịu. Nếu ăn ít thì tốt, nhưng nếu ăn nhiều thì có thể dẫn đến tăng cân. Bản thân sữa chua cũng chứa một lượng nhiệt nhất định, sau khi ăn uống sữa chua, một lượng calo tương đương sẽ được bổ sung vào cơ thể khiến bạn tăng cân.
Hơn nữa, ăn quá nhiều sữa chua khiến các axit dịch vị tăng quá mức gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và các enzym tiêu hóa. Quá trình này kéo dài sẽ làm cho bạn không còn cảm thấy ngon miệng khi ăn các món ăn khác và phá hủy sự cân bằng điện phân của cơ thể. Đặc biệt, tình trạng dư thừa axit dạ dày còn khiến bạn lạnh bungụng, cồn cào, đầy bụng và không ăn được nhiều.
2. Không được đun nóng sữa chua.
Sữa chua là do lên men, do đó thường được lưu trữ trong tủ lạnh. Vào mùa đông, vì rất muốn ăn sữa chua nên nhiều người nghĩ rằng giá mà có thể làm cho sữa chua nóng lên thì tốt. Nhưng hầu hết mọi người nghĩ rằng làm nóng sữa chua sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của nó.
Người ta cho rằng không được làm nóng sữa chua vì như vậy sẽ giết chết hầu hết các vi khuẩn tạo axit lactic có trong sữa chua, và làm tăng tính axit trong ruột. Trong thực tế, sữa chua hoàn toàn có thể được kết hợp để uống cùng các thức uống nóng khác, vì sữa chua nóng còn làm tăng hoạt động của vi khuẩn acid lactic, tốt hơn cho sức khỏe
3. Không trộn sữa chua với đồ ăn thức uống khác
Ngày nay, người ta không chỉ ăn uống sữa chua như một thứ nước giải khát mà sữa chua còn được kết hợp trong một số món ăn. Sữa chua phù hợp với rất nhiều thực phẩm, đặc biệt là bữa ăn sáng với bánh mì, đồ ăn nhẹ, giàu dinh dưỡng và có vị ngon đặc biệt.
Tuy nhiên, không nên ăn sữa chua cùng với kem. Không ăn sữa chua cùng các loại thịt mỡ, xúc xích, thịt xông khói. Bởi qua chế biến, các loại thịt sẽ có chất nitrat (nitro) khi kết hợp cùng sữa chua sẽ tạo thành chất nitrosamine là chất gây ung thư. Ngoài ra, sữa chua không được dùng cùng với một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn như chloramphenicol, erythromycin, kháng sinh, sulfonamides, vì nó có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn acid lactic trong sữa chua.
4. Ăn sữa chua lúc đói là tốt nhất
Khi đói, tính axit trong dạ dày càng dễ tiêu diệt các vi khuẩn axit lactic trong sữa chua, do đó, tác dụng của sữa chua sẽ bị giảm đi rất nhiều. Tốt nhất nên ăn sữa chua lúc 1-2 giờ sau bữa ăn, bởi đây là lúc dịch dạ dày đã được pha loãng và tính axit hoặc kiềm trong dạ dày sẽ làm cho các vi khuẩn axit lactic tăng trưởng thích hợp nhất
5. Sữa chua tốt hơn sữa
Sữa chua là được hình thành qua quá trình lên men của sữa, vì vậy nhiều người tin rằng sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa. Trên thực tế, từ góc độ dinh dưỡng, sự khác biệt giữa hai loại sữa này không phải là rất lớn. Nhưng cần công nhận rằng sữa chua tốt cho tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng hơn so với sữa nói chung.
Ngoài ra, cơ thể một số ít người không thể hấp thụ và tiêu hóa lactose trong lactase có trong sữa, thậm chí còn cảm thấy khó chịu dạ dày hoặc tiêu chảy sau khi uống sữa, vì vậy, sữa chua là sản phẩm thay thế hoàn hảo hơn.
6.Giảm cân
Một số chị em không thể làm chủ trọng lượng cơ thể mình tin rằng sữa chua là một "viên thuốc ăn kiêng". Mặc dù sữa chua có chứa hoạt động cao của vi khuẩn axit lactic có một số tác dụng nhất định trong việc giảm cân, nhưng đó là bằng cách điều chỉnh sự cân bằng của vi khuẩn trong cơ thể, thúc đẩy nhu động dạ dày ruột, làm giảm bớt táo bón.
Ở một mặt khác, sữa chua thúc đẩy sự thèm ăn. Hơn nữa, trong sữa chua có lượng nhiệt cao hơn so với sữa nên trong nhiều trường hợp lượng calo trong sữa chua còn làm cho chị em tăng cân nhanh hơn.
7. Ai cũng có thể uống sữa chua
Sữa chua hỗ trợ cho tiêu hóa, điều tiết sự cân bằng vi khuẩn trong cơ thể, một số nghiên cứu còn chứng mình là sữa chua có chứa protein với các vitamin có thể giúp cải thiện vẻ đẹp thẩm mỹ.
Nhưng sữa chua không thích hợp cho tất cả mọi người. Đặc biệt là khi bạn bị tiêu chảy hoặc các triệu chứng bệnh đường ruột khác. Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn sữa chua, bởi trong giai đoạn phôi thai, hệ thống tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện, hàng rào niêm mạc dạ dày không phải là hoàn hảo, acid dạ dày và pepsin hoạt động là thấp, vì vậy không thể tiêu hóa sữa chua. Bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật, bệnh nhân viêm tụy cũng không nên ăn sữa chua có đầy đủ đường và chất béo, vì nó sẽ khiến bệnh nặng hơn.
( theo dinhduong)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.