Liệu bạn có nhớ khi bạn bị cảm nặng lúc nhỏ, mẹ bạn thường cho bạn ăn súp gà? Và bạn cảm thấy khá hơn?
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Chest đã xem xét hiệu quả của súp gà lên hệ hô hấp của những người tình nguyện khỏe mạnh, đánh giá phản ứng của tế bào bạch cầu (Phản ứng của tế bào bạch cầu gây các triệu chứng hô hấp trong cảm lạnh thông thường). Súp đã làm giảm hoạt tính của tế bào bạch cầu như phần lớn các thành phần khi thử nghiệm chúng, bao gồm cả gà luộc.
Súp được dùng là súp tự nấu, gồm có gà nguyên con, cánh gà, cà rốt, cần tây, củ hành, củ cải vàng, khoai lang, mùi tây, muối và hạt tiêu. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện trong phòng thí nghiệm và không đánh giá các triệu chứng thực trên bệnh nhân thực sự, vì vậy phản ứng của tế bào bạch cầu thực sự trong cơ thể có thể hoàn toàn khác.
Điều thú vị là súp đóng gói cũng có tác dụng tương tự. Trong nghiên cứu, 14 loại súp khác nhau hiện có trên thị trường được thử nghiệm và một số loại súp thậm chí có hiệu quả hơn súp tự nấu.
Ngay cả khi đặt kết quả nghiên cứu này sang một bên, phân tích súp gà thành các thành phần khác nhau của nó, có thể dễ dàng thấy tại sao súp gà lại là một vũ khí hiệu quả chống chảy nước mũi:
Hơi nóng: Hơi nóng từ bát súp (hoặc một tách trà nóng) có thể giúp thông lỗ mũi bị tắc.
Protein: Gà là một nguồn lớn protein mà chúng ta đặc biệt cần để thấy ngon miệng khi bị ốm. Hấp thu protein thấp có thể làm giảm chức năng hệ miễn dịch, và món súp là cách dễ dàng để có được calo và protein. Nếu bạn không thích ăn thịt, một số protein được chiết xuất thành nước sốt trong quá trình nấu, vì vậy chỉ nhấm nháp chất lỏng này cũng có lợi.
Rau: Phần lớn công thức món súp gà có cà rốt, cần tây và củ hành. Nếu bạn có thể tự chế biến món súp gà, hãy chứa một số loại rau vào chạn hoặc tủ lạnh của bạn. Cải bông xanh, súp lơ, khoai tây, đậu đỗ và đậu Hà Lan là những loại rau thêm vào súp rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các loại rau xanh như củ cải Thụy Sĩ, cải xoăn hoặc cải đắng cũng có tác dụng tốt khi cho vào món súp. Càng nhiều rau trong súp thì càng tốt cho sức khỏe. Rau chứa nhiều vitamin và chất khoáng, có nghĩa là có nhiều chất chống ô-xy hóa để chống lại cảm lạnh. Rau đông lạnh cũng tốt. Rau được đông lạnh vào lúc tươi nhất, có nghĩa là chất dinh dưỡng vẫn được bảo tồn.
Nước: Duy trì lượng nước thích hợp cũng rất quan trọng khi bạn bị ốm. Nước cũng giúp làm loãng chất nhầy và giảm sung huyết, vì vậy bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Nên nhớ rằng phần lớn súp đóng hộp và súp bột đều có hàm lượng cao natri, vì vậy chỉ ăn những có hàm lượng natri thấp.
(Theo Tiền phong // FL)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.