Thực phẩm màu đỏ dưỡng tim
Các thực phẩm màu đỏ như cà rốt, ớt đỏ, cà chua, dưa hấu, dâu tây, táo đỏ…
Theo ngũ hành của Đông y, màu đỏ tượng trưng cho lửa, là dương. Thực phẩm màu đỏ khi vào cơ thể sẽ đi đến máu và tim, phần lớn có tác dụng ích khí bổ huyết, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và quá trình bài tiết của tuyến hạch.
Nghiên cứu đã chứng minh, các thực phẩm màu đỏ thông thường có hoạt tính chống ôxy hoá mạnh. Trong các thực phẩm này chứa các chất như lycopene, axit tannic…có tác dụng bảo vệ tế bào và chống nhiệt. Những người dễ bị cảm lạnh nên ăn nhiều thực phẩm loại này. Ví dụ cà rốt hàm chứa nhiều beta carotene sẽ chuyển hoá thành vitamin A trong cơ thể, giúp bảo vệ cơ cấu lớp biểu bì, tăng cường sức đề kháng bệnh cảm lạnh cho cơ thể.
Ngoài ra, các thực phẩm màu đỏ còn cung cấp lượng lớn vitamin, khoáng chất, muối vô cơ và các protein cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường chức năng tim mạch và khí huyết.
Thực phẩm màu vàng dưỡng tì
Các thực phẩm màu vàng như: bí đỏ, ngô, lạc, khoai tây…
Trong ngũ hành, vàng là màu của đất. Do đó, các thực phẩm màu vàng sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở khu vực tì vị (trung thổ trong Đông y).
Các loại thực phẩm này cung cấp các vitamin, nguyên tố vi lượng, chất béo, protein…cần thiết cho cơ thể, ăn thường xuyên có lợi cho tì vị. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A và D trong các thực phẩm này tương đối phong phú. Vitamin A giúp bảo vệ đường ruột, niêm mạc hô hấp, làm giảm thiểu nguy cơ viêm dạ dày, loét dạ dày… Vitamin D có tác dụng giúp hấp thụ canxi, phốt-pho tốt hơn. Bởi vậy thực phẩm màu vàng còn có có tác dụng giúp xương cốt săn chắc.
Thực phẩm màu xanh dưỡng gan
Những năm gần đây, thực phẩm màu xanh đang rất được ưa chuộng. Theo Đông y, màu xanh (bao gồm cả màu xanh lá cây và xanh da trời) dễ đi vào gan, đa số các loại thực phẩm màu xanh có tác dụng tăng cường chức năng gan, là loại chất bài độc rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, trong ngũ hành, màu xanh khắc màu vàng (mộc khắc thổ, gan trị tì), nên các thực phẩm màu xanh còn có tác dụng điều tiết chức năng tiêu hoá và hấp thụ của tì vị.
Các loại thực phẩm màu xanh chứa hàm lượng axit folic phong phú, là loại chất quan trọng cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp bảo vệ sức khoẻ hệ tim mạch. Các thực phẩm này cũng là nguồn cung cấp canxi rất tốt cho thanh niên đang trong giai đoạn phát triển và những người mắc chứng loãng xương.
Thực phẩm màu trắng dưỡng phổi
Màu trắng trong ngũ hành thuộc kim, nhập vào phổi, thiên về ích khí, hành khí.
Theo các nhà khoa học, đa phần các thực phẩm màu trắng như sữa, gạo, trứng gà…giúp tiêu trừ mệt mỏi, và có tác dụng hồi phục sức khoẻ nhanh.
Ngoài ra, các thực phẩm màu trắng còn thuộc loại thực phẩm có tính an toàn tương đối cao. Bởi hàm lượng chất béo thấp hơn hẳn so với các loại thịt và thực phẩm màu đỏ, rất phù hợp cho phương thức ăn uống khoa học, đặc biệt là với những người bị cao huyết áp, bệnh tim mạch, hoặc mỡ máu cao…
Thực phẩm màu đen dưỡng thận
Các thực phẩm có màu đen, nâu sẫm hoặc tía được liệt vào loại thực phẩm màu đen. Trong ngũ hành, màu đen thuộc thuỷ, đi vào thận. Do đó, thường xuyên ăn các thực phẩm màu đen sẽ có lợi cho thận.
Nghiên cứu đã chỉ ra, gạo đen, vừng đen, đậu đen, mộc nhĩ đen, tảo tía…đều có giá trị dinh dưỡng rất cao và đồng thời cũng là những vị thuốc. Các loại thực phẩm này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, viêm khí quản, ho, thiếu máu, rụng tóc, tóc bạc sớm… rất hữu hiệu.
( theo dinhduong)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.