Trong khoai lang có protein, glucid, nhiều tinh bột, ít đường khử, sterol, chất nhựa, sinh tố B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, Mn, P, Fe, K, I,... Thân và lá khoai lang còn chứa chất nhựa, acid fumaric, acid succinic và một số acid amin...
Theo Đông y, khoai lang vị cam bình, vào tỳ, thận. Có tác dụng kiện tỳ, ích khí, hòa vị, sinh tân, thông tiện. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược (đái tháo đường, táo bón, quáng gà, vàng da...). Hằng ngày có thể dùng 16 - 500g dưới dạng luộc, hầm, nướng.
Một số cách dùng khoai lang làm thuốc
Nhuận tràng: củ khoai rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xay (giã) nhỏ, thêm ít nước sôi, khuấy đều. Uống 1 bát vào buổi sáng. Chữa táo bón. Dùng 3 - 7 ngày đến khi hết táo bón. Hoặc dùng 100 - 150g lá tươi luộc ăn hàng ngày.
Chữa đái tháo đường: lá khoai lang tươi 150g, bí đao 50g. Lá khoai rửa sạch, bí đao gọt vỏ, thái miếng. Nấu canh ăn trong ngày.
Phụ nữ băng huyết: lá khoai lang tươi 100 - 150g, giã nát, cho ít nước sôi, ép nước uống.
Trị mụn nhọt, chín mé: lá và ngọn non 1 nắm nhỏ, muối ăn 1 nhúm. Rửa sạch khoai, giã nát với muối. Đắp lên chỗ bị nhọt hay chín mé.
Món ăn bài thuốc có khoai lang
Cháo kê khoai lang: khoai lang 60g, kê 50g. Khoai lang gọt vỏ, thái lát; kê xay bỏ vỏ; nấu cháo, ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, tỳ vị hư nhược.
Cháo gạo khoai lang: khoai lang đỏ (tươi) 200g, gạo tẻ 100g. Khoai rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng. Nấu với gạo thành cháo, thêm đường trắng đảo đều. Dùng cho bệnh nhân quáng gà, thị lực giảm.
Khoai lang nấu canh: khoai lang vàng (kim thự) 100 - 150g, rửa sạch, thái miếng. Nấu canh ăn hoặc thêm 50g gạo tẻ, nấu cháo. Dùng cho bệnh nhân viêm gan vàng da sốt nóng.
Khoai lang nấu canh hoặc nấu cháo với dấm ăn: khoai lang 100 - 150g, rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc nấu cháo với 300ml nước dấm. Dùng cho bệnh nhân phù nề.
Bột khoai: bột khoai lang hòa nước sôi hoặc nấu chín thêm đường. Dùng cho người bệnh khô miệng đau họng.
Khoai lang hầm cá bống (hoặc cá quả): khoai lang 500g, cá quả 1 con (500g), nghệ 1 củ (20g). Khoai rửa sạch, thái miếng, cá đánh vảy, mổ bỏ ruột, nghệ giã nát. Cho vào nồi hầm kỹ. Dùng cho sản phụ bị suy nhược.
Kiêng kỵ: Người có thực tích, đầy ợ hơi nên hạn chế ăn khoai lang.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.