Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh với các biểu hiện đột ngột như hôn mê, liệt nửa người, nói ngọng, nuốt bị sặc... Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh tai biến nặng hơn, nhanh hồi phục và giảm bớt sự tiến triển bệnh.
Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết ở bệnh nhân đột quỵ
Người bị tai biến thường do nhiều nguyên nhân, trong đó ăn uống vô độ cũng là một nguyên nhân, đặc biệt ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều mỡ, nhiều protein hoặc nhiều muối. Tuy nhiên cũng có trường hợp do ăn quá ít thức ăn làm lượng mỡ, đạm, vitamin và khoáng chất trong cơ thể bị thiếu hụt dẫn đến tai biến. Do vậy, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ rất quan trọng để phòng và chữa bệnh. Sau đây xin giới thiệu thực đơn cần thiết với người bệnh đột quỵ.
Người bệnh tai biến mạch máu não nên ăn các loại thực phẩm
giàu axit folic có trong các loại hạt, đậu, ngũ cốc.
Nhu cầu về đạm (protein): cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật (đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc...). Nếu bệnh nhân có kèm theo suy thận, cần giảm lượng đạm từ 0,4 - 0,6g/kg cân nặng/ngày.
Nhu cầu về chất béo: nên giữ ở mức 25 - 30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Ngoài ra, các loại axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là do cục máu đông trong lòng mạch máu não.
Nhu cầu về vitamin và chất khoáng: Có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh và chống lại tình trạng toan của cơ thể. Trung bình một quả chuối có 400mg kali, tương đương với 1 ly nước cam hay một củ khoai tây nướng. Người tiêu thụ dưới 1.500mg kali/ngày sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với người tiêu thụ 2.300mg/ngày. Ngoài ra, axit folic là chất rất cần cho cơ thể có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và giảm cholesterol trong máu... Nghiên cứu cho thấy, bổ sung ít nhất 300mcg axit folic mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim so với người dùng dưới 136mcg/ngày. Axit folic có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mỳ và các sản phẩm từ ngũ cốc. Gan cũng chứa nhiều axit này.
Nhu cầu về năng lượng: Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30 - 35kcalo/kg cân nặng/ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến.
Nguyên tắc chế biến thức ăn cho người bị đột quỵ
Thức ăn phải dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3 - 4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê...
Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Nếu bệnh nhân suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24 giờ. Hạn chế ăn muối ở mức 4 - 5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải của chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, batê, xúc xích...
Lời khuyên của thầy thuốc
Tai biến mạch máu não là một biến chứng nặng, cho dù điều trị tích cực cũng dễ để lại di chứng nặng nề. Vì vậy, các bác sĩ khuyên cần điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như điều trị tăng huyết áp, điều trị xơ vữa động mạch, phòng và điều trị bệnh tiểu đường, giảm cân nếu thừa cân, tránh căng thẳng thần kinh (không nên giận dữ, kích động, đau buồn, lo lắng sợ sệt), ăn uống hợp lý, không uống rượu bia, tập luyện đều đặn không quá sức... Cần đến khám tại cơ sở y tế khi có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó thở, mệt không rõ nguyên nhân để được phát hiện và điều trị sớm.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.