Nội tạng động vật là một trong những món ăn ưa thích của người Việt Nam. Tuy nhiên, việc ăn nội tạng động vật lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại đến sức khoẻ nếu như xuất xứ, phương pháp chế biến không đảm bảo.
Nguy cơ béo phì và bệnh gút
Một đặc điểm chung của nội tạng động vật là chúng chứa rất nhiều cholesterol xấu, nếu ăn nhiều sẽ dễ mắc bệnh tim mạch, béo phì hoặc các chứng bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hoá như tiểu đường, huyết áp cao, gút,... Không những thế, nội tạng động vật cũng làm tăng nồng độ Axit uric trong máu và gây ra nhiều biến chứng cho bệnh gút. Các bệnh này tập hợp lại thành hội chứng bệnh chuyển hoá và tạo thành vòng xoắn bệnh lý.
Nhiễm sán, nhiễm khuẩn
Nội tạng động vật không hợp vệ sinh là nguồn “nuôi” nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus gây hại. Bệnh dễ gặp nhất khi ăn nội tạng động vật là nhiễm giun sán, gây suy giảm sức khỏe nhanh chóng. Trong ruột, dạ dày, tá tràng,... của một số loại động vật được nuôi bằng nguồn nước bẩn còn chứa vi khuẩn E.coli gây bệnh tả, tiêu chảy, thương hàn.
Nguy hiểm hơn, ở nội tạng, đặc biệt là máu dùng trong món tiết canh chứa nhiều liên cầu khuẩn có thể gây hàng loạt tai biến nghiêm trọng cho cơ thể: nhẹ thì đau bụng dữ dội, viêm ruột, gây bệnh đường tiêu hóa,... nặng hơn là liên cầu khuẩn lan rộng khắp cơ thể gây hoại tử chi, tàn phá não, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời. Vi khuẩn gây bệnh chết người như bệnh than, lợn đóng dấu,... cũng dễ dàng xâm nhập cơ thể thông qua các món lòng, ruột, dạ dày, tá tràng.
Nhiễm độc do các hóa chất bảo quản
Hiện nay nội tạng động vật kém chất lượng, để lâu đến biến đổi màu, ôi thiu,... vẫn được bày bán rộng rãi. Để làm cho nội tạng có màu trắng đẹp mắt và át đi mùi hôi thối, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa cực độc để "ngụy trang" cho nội tạng động vật, đồng thời làm món ăn đậm đà, dai và giòn hệt như nội tạng tươi. Những loại thực phẩm ôi thiu này khi ăn vào không chỉ tấn công hệ tiêu hóa, mà còn tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể gây ung thư.
Do đó chỉ ăn nội tạng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hoặc được chế biến ở những cơ sở uy tín để đảm bảo sức khoẻ. Người trẻ tuổi chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần, 50 – 70g nội tạng mỗi lần; trẻ em dừng lại ở mức 30 – 50g/lần, khoảng 2 lần/tuần. Người già và người thừa cân hay mắc các bệnh tim mạch thì không nên ăn nội tạng động vật.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.