Sau một thời gian điều trị ung thư kéo dài, người bệnh ung thư thường gặp phải nhiều khó khăn để hồi phục sức khỏe. Làm thế nào để thoát khỏi những suy nghĩ nặng nề về bệnh tật, bắt đầu vui sống với những người thân yêu và trên hết không chủ quan với bệnh tật của mình, sẵn sàng chiến đấu với căn bệnh nếu nó quay trở lại, hãy nghe lời khuyên của các chuyên gia về trị liệu như sau:
Tích cực hoạt động
Những người bệnh ung thư nói chung nên năng vận động. Đôi khi những hoạt động nhỏ có thể giúp kích thích sự thèm ăn. Khi vận động dưới ánh sáng mặt trời, việc hoạt động thể chất có thể làm tăng sản xuất một hormone gọi là ghrelin, kích thích sự thèm ăn. Nếu có thể hãy vận động 30 phút mỗi ngày để tăng sản xuất ghrelin của cơ thể, nếu sức khỏe không cho phép hãy vận động từng chút một, trong cả ngày, nó cũng góp phần kích thích hệ miễn dịch.
Một số vận động mà những người sau điều trị ung thư có thể tập như đi bộ xung quanh khu phố, tập yoga, làm vườn dưới ánh mặt trời (như nhặt cỏ), làm việc nhà nhẹ nhàng, đào tạo sức đề kháng, vận động nhẹ nhàng trong hồ bơi …
Hãy thử một thức uống thay vì ăn
Đôi khi người bệnh không muốn ăn, vậy hãy uống một đồ uống có năng lượng, cung cấp đủ calorie, protein và các chất dinh dưỡng khác. Thay vì ăn, có thể uống, có nhiều đồ uống cung cấp năng lượng cho bạn như một bữa ăn đủ chất.
Uống omega-3
Có rất nhiều loại thuốc cung cấp axit béo omega-3, bởi omega-3 giúp hỗ trợ sự trao đổi chất bình thường và duy trì cân nặng khi bạn thường xuyên bị chán ăn, một trong những triệu chứng hàng đầu của người bệnh ung thư. Trong omega3 có axit eicosapentaenoic (EPA) hỗ trợ tốt cho người bệnh.
Thay đổi cách ăn của người bệnh
Đối với những bệnh nhân ung thư, việc nạp năng lượng cho cơ thể để hồi phục sau điều trị là vấn đề khó khăn nhất. Thậm chí nhiều bệnh nhân ung thư trở nên suy kiệt sau điều trị, có người bị tử vong vì suy kiệt chứ không phải vì bệnh tật. Việc cung cấp đủ năng lượng dinh dưỡng cho người bệnh ung thư được coi là quan trọng nhất. Nếu người bệnh không muốn ăn hoặc chưa sẵn sàng ăn, hãy chia nhỏ bữa ăn hoặc ăn các bữa phụ.
Đối với nhiều người, ăn sáng thường là bữa ăn tốt nhất trong ngày. Hãy thử ăn một bữa sáng thịnh soạn thay vì dồn vào bữa trưa và tối, kể cả ăn trứng vào buổi sáng.
Ăn suốt cả ngày
Nếu việc thay đổi cách ăn không có kết quả hãy bổ sung năng lượng bằng cách ăn cả ngày, nghe có vẻ nhiều nhưng ăn bất cứ lúc nào thích, vài giờ mỗi lần hãy tự nạp calo cho mình. Đối với việc ăn ở người bệnh, thà có còn hơn là không gì cả, điều này ít nhiều cũng bồi phụ được cho người bệnh.
Ăn vặt
Khi bạn đang được điều trị ung thư, ăn vặt hoàn toàn là điều hợp lý. Nó có khả năng cung cấp phụ thêm nguồn năng lượng mà bạn không thể có đủ trong các bữa ăn chính. Những bữa ăn vặt giàu calo được bác sĩ khuyến khích. Hãy làm đa dạng các món ăn vặt cho người bệnh để bệnh nhân có thể hứng thú với chuyện ăn uống. Ăn các loại thực phẩm giàu protein và tìm cách để kết hợp các loại rau và trái cây vào bữa ăn vặt của bạn.
Tăng mật độ dinh dưỡng bữa ăn
Nếu người bệnh ung thư chỉ có thể ăn một lượng nhỏ thức ăn, hãy tăng mật độ dinh dưỡng của những gì người đó có thể ăn mà không làm tăng lượng thức ăn họ phải ăn. Sữa không chất béo, bột protein, trái cây khô, các loại hạt, bơ đậu phộng, tất cả có thể thêm calo và chất dinh dưỡng cho người bệnh.
Thư giãn trước bữa ăn
Đối mặt với bệnh ung thư và các phương pháp điều trị kéo dài của nó làm người bệnh luôn trong tình trạng lo lắng, căng thẳng. Đừng biến việc phản ăn uống cũng trở nên căng thẳng như khi đối mặt với bệnh tật. Việc những người thân trong gia đình hoặc bạn bè của người bệnh lo lắng cho việc ăn uống của bệnh nhân sẽ tạo áp lực cho bệnh nhân, thậm chí căng thẳng cho họ. Đừng để điều này ảnh hưởng đến bữa ăn. Hãy thư giãn trước bữa ăn và tối ưu hóa lượng chất dinh dưỡng nạp vào.
Có rất nhiều cách để thư giãn trước bữa ăn, như đi dạo có thể giúp làm giảm mức độ căng thẳng cải thiện sự thèm ăn của bạn, nghe nhạc nhẹ trước và trong bữa ăn. ..
Tiêu thụ các loại thực phẩm ở nhiệt độ phòng
Đôi khi người bệnh không có cảm giác ngon miệng là do mùi của thực phẩm có thể biến. Nếu mùi thức ăn làm người bệnh khó chịu, hãy thử với thức ăn lạnh hoặc thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Loại thực phẩm ở nhiệt độ phòng hoặc làm mát thường có ít mùi thơm và hương vị hơn. Tuy nhiên đồ ăn lạnh không được khuyến cáo dùng thường xuyên cho người bệnh, tốt nhất hãy sử dụng những thực phẩm tươi, ăn đồ ăn khi nguội.
Tư vấn bác sĩ chuyên khoa về chứng biếng ăn
Nếu tất cả các cách ở trên đều không đem lại hiệu quả hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa của bạn để bác sĩ sẽ cho thuốc tăng kích thích thèm ăn. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc và tác dụng phụ của thuốc đối với cơ thể cần một sự tư vấn của các bác sĩ, bởi có nhiều thuốc kích thích sự thèm ăn nhưng lại có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.