-Dứa là loại trái cây có vị ngọt và mùi thơm rất quyến rũ. Dứa chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nếu biết bổ sung một cách điều độ, dứa sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là 8 lợi ích của dứa mà bạn nên biết.
1. Kết hợp được với nhiều loại thực phẩm
Bạn có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau cùng với dứa để chế biến thành nhiều món ăn thú vị. Dứa băm nhỏ trộn với ớt chuông và trái bơ trông rất đẹp mắt và đặc biệt ngon khi kết hợp cùng các món cá và thịt gà. Dứa, xoài, cam và kiwi cắt khúc cho một món salad trái cây nhiệt đới tuyệt vời.
2. Giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong hầu hết các loại rau và trái cây, trong đó có dứa. Đó là điều cần thiết để bổ sung đủ chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do – nguyên nhân chính gây bệnh tim và ung thư. Các gốc tự do thâm nhập vào cơ thể từ các độc tố trong môi trường quanh ta và từ chế độ ăn uống nghèo nàn, không lành mạnh vì vậy chúng ta không thể tránh sự thâm nhập này một cách triệt để. Tuy nhiên, thêm dứa vào thực đơn ăn uống sẽ cản trở sự thâm nhập độc hại đó.
3. Hàm lượng vitamin C cao
Vitamin C rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch và dứa được “bao phủ” bởi loại vitamin này. Hấp thụ đủ vitamin C hàng ngày sẽ giúp bạn phòng tránh cảm lạnh. Một cốc dứa cung cấp cho bạn đủ lượng vitamin C cần thiết cho cả ngày.
4. Ít calo
Dứa tươi thực sự ít calo. Một cốc dứa có ít hơn 100 calo. Mặc dù dứa là loại trái cây siêu ngọt, bạn vẫn có thể đưa nó vào chế độ ăn uống lành mạnh của bạn và không cần lo lắng về việc tăng cân. Áp dụng chế độ ăn uống ít calo là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng, vì vậy bạn có thể ăn dứa thay cho một bữa ăn nhẹ.
5. Dứa như một gia vị của món ăn
Hầm dứa với ớt chuông đỏ và thịt ức gà cho một công thức gà chua ngọt cực ngon. Hay nấu thịt gà băm nhuyễn với nước sốt teriyaki và nước ép dứa, rưới lên bánh mì là có một bữa ăn tối theo kiểu Hawaii rất ấn tượng. Cắt dứa và nướng nó với mật ong thành một món tráng miệng phải xuýt xoa.
6. Hàm lượng natri thấp
Ngày nay hầu hết các thực phẩm có chứa hàm lượng natri đáng báo động. Quả dứa có ít natri và là lựa chọn hoàn hảo cho những người có chế độ ăn kiêng muối.
7. Tăng khả năng miễn dịch
Dứa rất giàu Vitamin A, Vitamin C, selen, vitamin B6, mangan, đồng, thiamin, và hơn 15 hợp chất chống oxy hóa giúp bạn khỏe mạnh. Dứa tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại tác nhân gây các bệnh đặc hiệu. Đây là một trong những lý do quan trọng nhất nên ăn dứa mỗi ngày.
8. Tăng hoạt động của não
Dứa là một nguồn tuyệt vời của các loại đường tự nhiên, cung cấp lượng đường cần thiết cho cơ thể và giúp cân bằng lượng đường trong máu. Điều này cải thiện chức năng não bộ, thúc đẩy nhận thức tốt hơn, và cải thiện khả năng tập trung của bạn.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.