Theo y học cổ truyền, cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, là vị thuốc dùng tốt cho người cơ thể suy nhược, gầy yếu, ăn uống kém, người bệnh dạ dày, đại tràng, phụ nữ có thai, sau đẻ thiếu sữa,… Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc từ cá diếc để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Bài 1: Cá diếc 100g, ngải cứu tía 250g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá làm sạch ướp gia vị, thêm nước vừa đủ nấu chín thì cho rau ngải cứu vào đun tới khi rau mềm, ăn nóng, ăn 2 - 3 lần/tuần. Dùng tốt cho người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, gầy yếu, ăn uống kém.
Cá diếc phối hợp với sa nhân, tía tô, gừng tươi chữa buồn nôn, ăn kém chậm tiêu ở phụ nữ có thai.
Bài 2: Cá diếc 50g, bạch truật 10g, gạo tẻ 30g. Cách làm: Cá diếc làm sạch, sắc kỹ; bạch truật bỏ bã lấy nước, cho gạo và cá vào nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho thai phụ tỳ vị hư yếu, mệt mỏi, nôn mửa, đại tiện lỏng nát.
Bài 3: Cá diếc 200g, móng giò lợn 1 cái, thông thảo 10g, thêm nước gia vị hầm nhừ, bỏ bã thông thảo, ăn ngày 1 lần. Dùng tốt cho phụ nữ sau đẻ ít sữa, tắc sữa.
Bài 4: Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, hành và gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Dùng tốt cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, mỏi tay chân, có thể có phù nhẹ hai chi dưới.
Bài 5: Cá diếc 2 con, lá tía tô 15g, sa nhân 6g, gừng tươi 6 lát. Cách làm: Cá diếc làm sạch, lá tía tô, sa nhân và gừng tươi rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, đun lửa nhỏ hầm thật kỹ khoảng 2 - 3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng thích hợp cho thai phụ buồn nôn nhiều, ăn kém, chậm tiêu, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát,...
Bài 6: Cá diếc 1 con khoảng 250 - 300g, gạo tẻ 50g. Cách làm: Làm sạch cá cho vào nồi hầm kỹ lấy nước, cho gạo vào nấu thành cháo nhừ mới cho cá vào, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng. Phù hợp sử dụng cho người bệnh viêm đại tràng mạn tính.
Bài 7: Cá diếc 300g, trần bì 5g, sa nhân 5g, tất bạt 5g, tỏi 10g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá diếc đánh sạch vảy, mổ bụng bỏ ruột, nhét các vị thuốc vào bụng cá rồi cho vào nồi om nhừ bằng lửa nhỏ, khi ăn bỏ bã thuốc, ăn cá uống nước canh. Dùng cho người bị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.