Cho đến nay, hầu hết mọi người đều đã biết rằng việc vệ sinh và những sai lầm khi đánh răng hoàn toàn có thể liên quan đến bệnh tim, cũng như nhiều chứng bệnh khác về sức khỏe.
Một trong số đó là rối loạn chức năng cương dương, theo Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA). Và cho dù bạn vẫn chải răng hàng ngày nhưng bạn vẫn có nguy cơ mắc phải 6 sai lầm khi đánh răng như sau:
1. Bạn không làm sạch răng vào đúng thời điểm trong ngày
"Bàn chải nên là thứ cuối cùng răng bạn chạm vào ban đêm" Edmond R. Hewlett, Bác sĩ phẫu thuật nha khoa, giáo sư tại trường đại học Nha khoa UCLA cho biết. Ăn vặt trước khi đi ngủ làm tăng đáng kể nguy cơ sâu răng nếu thức ăn vẫn được giữ lại giữa hai hàm răng của bạn.
Chải răng buổi sáng cũng không kém phần quan trọng. Việc sản xuất nước bọt (có tác dụng bảo vệ) trở nên chậm lại khi bạn đang ngủ, điều này thúc đẩy các vi khuẩn trong miệng nhân lên thậm chí còn nhanh hơn. Vì vậy, bạn cần chải răng đều đặn mỗi sáng. là bạn cần chải răng 2 lần/ngày trong ít nhất 2 phút, và đảm bảo dành 30 giây cho mỗi góc phần tư (răng phía trên bên trái, răng phía trên bên phải, tương tự với hàm dưới).
2. Bạn sử dụng không đúng loại bàn chải
Chọn một bàn chải đánh răng có lông mềm có thể trượt dưới nướu của bạn và đánh bật mọi mảng bám mắc kẹt ở đó, giáo sư Hewlett khuyến cáo. Nếu mảng bám không được loại bỏ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về lợi.
Đánh răng bằng loại bàn chải lông trung bình hoặc cứng, cộng thêm với việc sử dụng quá nhiều áp lực có thể khiến nướu co lại và lộ ra phần chân răng. Bởi vì bề mặt chân răng thường không được cứng như phần răng nhô ra có men phủ, chà xát khu vực này có thể khiến nó bị mòn nhanh hơn và gây ra sâu răng, giáo sư Hewlett cho biết.
3. Bạn không súc miệng
Nuốt hay nhổ kem đánh răng, không súc miệng sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn những thứ có hại mà bạn chải ra khi đánh răng. Vì vậy, bạn cần phải súc miệng. Bạn nên chọn sử dụng nước súc miệng không chứa cồn với hydrogen peroxide, theo lời khuyên của Bác sĩ phẫu thuật nha khoa Pia Lieb tại thành phố New York.
Nếu bạn không có bất kỳ loại tiện dụng nào, hãy súc miệng với nước lọc, ít nhất là có còn hơn không.
4. Bạn thực hiện sai kỹ thuật đánh răng
Một vài đường chải thẳng sẽ không tạo được hiệu quả mong muốn. Đặt phần tay cầm của bàn chải sao cho phần lông tạo ra một góc 30-45 độ khi chúng chạm vào mô nướu của bạn, nha sĩ Hewlett cho biết. Xoay cổ tay theo một chuyển động tròn để có hiệu quả loại bỏ các mảng bám.
Khi bạn chuyển ra đánh mặt sau của răng cửa, hãy dựng bàn chải theo chiều dọc để chạm tới toàn bộ mặt răng tốt hơn. Và đảm bảo chú ý đặc biệt đến mặt sau của răng, bởi vì vùng này thường tiềm ẩn lượng mảng bám lớn nhất.
5. Bạn không thay bàn chải định kỳ
Các bác sĩ nha khoa khuyên nên mua bàn chải mới mỗi 3 hoặc 4 tháng (lúc này, bàn chải trung bình chứa hơn 10 triệu vi khuẩn, theo một nghiên cứu của Anh.) Lớp lông bàn chải cũ sẽ không có hiệu quả loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Và nếu bạn đã bị bệnh, hãy thay mới bàn chải ngay lập tức. Vi khuẩn và vi rút còn lại từ một căn bệnh có thể bám vào bàn chải và có khả năng tái lây nhiễm lại cho bạn.
6. Không làm sạch lưỡi
Lưỡi của bạn cũng là khu vực tiềm ẩn vô số vi khuẩn có hại. Thực phẩm hoặc những phần tử nhỏ có thể dễ dàng mắc lại trong các khe giữa các gai nhú trên bề mặt của lưỡi. Đó chính là lý do tại sao bạn cần phải cạo lưỡi hàng ngày.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.